Đăng bởi Để lại phản hồi

Đà Nẵng: Đẩy nhanh lộ trình hạn chế và tiến tới cấm sử dụng túi nilon

Ngày 31/8, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Công văn số 5601/UBND-STNMT về việc tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trên địa bàn thành phố. Thực hiện lộ trình hạn chế và tiến tới cấm sử dụng túi nilon khó phân huỷ tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh.

Trước tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, đặc biệt là túi nilon gây ra, đã và đang tiếp tục gia tăng, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và sự phát triển đất nước.

UBND thành phố Đà Nẵng đã có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Kế hoạch hành động số 122/KH-UBND ngày 24/06/2021 của UBND thành phố về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2025, tầm nhìn 2030 và Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn.

Giám sát và xử lý các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích cung cấp miễn phí túi nilon cho khách hàng

UBND thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, liên hệ chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ liên quan đến quản lý rác thải nhựa trên địa bàn thành phố.

Giao sở Công Thương chủ trì, liên hệ chặt chẽ Bộ Công thương, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND thành phố về kế hoạch, lộ trình hạn chế và tiến tới cấm sử dụng túi nilon khó phân hủy tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh theo quy định; yêu cầu các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích niêm yết công khai giá bán túi nilon cho khách hàng.

Đồng thời, rà soát, thống kê, công bố danh sách các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm nhựa dùng một lần, túi nilon khó phân hủy, túi nilon phân hủy sinh học và các sản phẩm thân thiện môi trường trên địa bàn quản lý; có biện pháp giám sát và xử lý các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích cung cấp miễn phí túi nilon cho khách hàng.

Sở du lịch có trách nghiệm chỉ đạo các khu du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch cần có giải pháp thay thế, từng bước chấm dứt việc không sử dụng túi nilon khó phân huỷ và sản phẩm nhựa dùng một lần.

Ngoài ra, UBND thành phố đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam TP và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, địa phương trong công tác tuyên truyền, tích cực triển khai các phong trào, hoạt động về kiểm soát, giảm thiểu chất thải nhựa; phát động các chương trình trong gia đình, cộng đồng và toàn xã hội thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách về quản lý, giảm thiểu chất thải nhựa của quốc gia và thành phố Đà Nẵng.

Đức Biền/Môi trường & Cuộc sống

Đăng bởi Để lại phản hồi

“Cơn điên” Bitcoin khiến môi trường toàn cầu phải trả giá như thế nào?

“Giao dịch Bitcoin tốn nhiều điện năng hơn bất kỳ phương pháp giao dịch nào mà nhân loại từng biết”, Bill Gates từng nói

Bên trong một mỏ đào Bitcoin ở Trung Quốc - Ảnh: FT.
Bên trong một mỏ đào Bitcoin ở Trung Quốc – Ảnh: FT.

Năm 2018, một chuyên gia Bitcoin tại PwC là Alex de Vries từng đưa ra ước tính gây xôn xao: Cứ mỗi năm, các máy chủ đào Bitcoin trên toàn cầu tiêu thụ hết 22 TWh điện, gần bằng mức tiêu thụ điện của Ireland. Nhưng đó đã là con số 3 năm về trước.

Khi thị trường Bitcoin bùng nổ trong suốt năm qua, không có dấu hiệu nào cho thấy lượng điện năng mà các máy đào Bitcoin trên toàn cầu tiêu thụ có dấu hiệu chậm lại.

Theo chỉ số tiêu thụ điện Bitcoin mới nhất được đo đạc bởi Đại học Cambridge, hoạt động khai thác Bitcoin trên toàn cầu tiêu tốn tới 128,84 TWh mỗi năm, nhiều hơn cả lượng điện năng tiêu thụ hàng năm ở các quốc gia như Ukraine hay Argentina. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng lượng khí thải carbon hàng năm từ lượng điện năng cần thiết phục vụ khai thác và giao dịch Bitcoin có thể tương đương với toàn bộ khí thải carbon của Hồng Kông.

Một ví dụ gần gũi hơn, theo Digiconomist, cứ mỗi giao dịch Bitcoin sẽ tạo ra lượng khí thải carbon tương đương 735.121 giao dịch Visa và 55.280 giờ xem Youtube.

Khoảng 75% hoạt động khai thác Bitcoin trên toàn cầu hiện tập trung ở Trung Quốc, nơi giá điện rẻ và khả năng tiếp cận dễ dàng với các nhà sản xuất phần cứng chuyên dụng cho máy đào Bitcoin. Kết quả là lượng khí thải carbon mà các máy đào Bitcoin ở Trung Quốc thải ra lớn tương đương lượng khí thải của 1 trong 10 thành phố lớn nhất đại lục – theo nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi nhóm học giả từ Đại học Thanh Hoa, Viện Khoa học Trung Quốc, Đại học Cornell và Đại học Surrey.

“Giao dịch Bitcoin tốn nhiều điện năng hơn bất kỳ phương pháp giao dịch nào mà nhân loại từng biết” – tỷ phú Bill Gates gần đây đã thốt lên như vậy.

Tại thời điểm mà các nhà lãnh đạo toàn cầu ngày càng quan tâm đến vấn đề khí hậu và phát triển bền vững, họ có thể sắp nhắm đến thị trường hiện có giá trị vốn hóa hơn 1 nghìn tỷ USD của Bitcoin.

Khoảng 75% hoạt động khai thác Bitcoin trên toàn cầu hiện tập trung ở Trung Quốc. Kết quả là lượng khí thải carbon mà các máy đào Bitcoin ở nước này thải ra lớn tương đương lượng khí thải của 1 trong 10 thành phố lớn nhất đại lục.

Bitcoin hoạt động dựa trên nền tảng blockchain (chuỗi khối), và chính cơ cấu hoạt động này là nguyên nhân khiến các giao dịch tiền điện tử Bitcoin ngốn lượng điện năng rất lớn. Các thợ đào Bitcoin phải giải bài toán cho một câu đố thuật toán thông qua một hệ thống máy đào công suất lớn. Trung bình cứ sau mỗi 10 phút, một máy chủ tìm ra lời giải sẽ được nhận thưởng từ hệ thống với phần thưởng bằng Bitcoin.

Các thợ đào có xu hướng sử dụng rất nhiều máy đào và hệ thống làm mát hoạt động liên tục để giải nhiều thuật toán, thu nhiều lợi nhuận hơn. Nhất là khi giá Bitcoin tăng vọt áp sát mốc 60.000 USD gần đây và vốn hóa thị trường Bitcoin vượt 1.000 tỷ USD, các mỏ đào Bitcoin gần như đang hoạt động hết công suất.

“Cường độ đào và số giao dịch Bitcoin đã tăng mạnh trong những năm gần đây, song song với nó là tác động tiềm năng nghiêm trọng với vấn đề khí hậu” – nhận định của ông Alex de Vries.

Trung Quốc đang nỗ lực trở thành lá cờ tiên phong trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Năm ngoái, nước này đặt mục tiêu giảm phát thải ròng carbon xuống mức 0 vào năm 2060. Nhưng sự tăng vọt các giao dịch Bitcoin khi thị trường tiền điện tử bùng nổ trong năm qua có vẻ đang đe dọa tính khả thi của mục tiêu này.

“Nếu không có biện pháp can thiệp phù hợp, hoạt động đào Bitcoin ở Trung Quốc có thể nở rộ nhanh chóng, tạo nên mối đe dọa lớn với nỗ lực giảm phát thải và trung hòa carbon ở quốc gia này” – nhóm tác giả nghiên cứu nhấn mạnh. “Trong tình huống đó, mức tiêu thụ năng lượng hàng năm từ hoạt động đào Bitcoin ở Trung Quốc sẽ đạt kỷ lục 296,59 TWh vào năm 2024, đồng thời tạo ra 130,50 triệu tấn khí thải carbon”.

Trong nỗ lực giải quyết những hệ quả môi trường quá lớn từ hoạt động khai thác Bitcoin nói riêng và giao dịch tiền điện tử nói chung, một Hiệp ước khí hậu tiền điện tử vừa được ra đời cách đây ít lâu.

Hiệp ước này được “chống lưng” bởi hàng loạt tên tuổi tầm cỡ như công ty tiền điện tử Ripple, tập đoàn công nghệ blockchain ConsenSys và tỷ phú Tom Steyer – một tiếng nói lớn trong các hành động chống biến đổi khí hậu. Nhóm này tham vọng chuyển đổi tất cả các nền tảng giao dịch tiền điện tử blockchain sang sử dụng năng lượng tái tạo vào năm 2030, tiến tới đạt mức phát thải ròng trong toàn ngành công nghiệp tiền điện tử bằng 0 vào năm 2040.

Theo chỉ số tiêu thụ điện Bitcoin mới nhất được đo đạc bởi Đại học Cambridge, hoạt động khai thác Bitcoin trên toàn cầu tiêu tốn tới 128,84 TWh mỗi năm, nhiều hơn cả lượng điện năng tiêu thụ hàng năm ở các quốc gia như Ukraine hay Argentina.

Nếu thành công, Hiệp ước khí hậu tiền điện tử sẽ giải quyết được một mối quan ngại thiết thực của nhiều chính phủ trên toàn cầu.

Nhưng có một thách thức lớn ở đây: Bitcoin là nhân tố chính trong cuộc chơi, trong khi việc chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo không giải quyết triệt để bản chất cốt lõi của các giao dịch Bitcoin là tiêu hao quá nhiều năng lượng điện.

Trong trường hợp các giao dịch tiền điện tử chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, tổng cung điện năng từ năng lượng tái tạo có thể không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện thiết yếu. Tình huống như vậy sẽ buộc các lĩnh vực khác quay lại sử dụng năng lượng nhiên liệu hóa thạch.

Điều đó có nghĩa là trong bức tranh toàn cảnh, các chính phủ tiếp tục loay hoay trong bài toán chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Theo Diên Vỹ/ VnEconomy

Đăng bởi Để lại phản hồi

Hãng tàu bắt đầu “xanh hóa”

Maersk, công ty vận tải container lớn nhất thế giới, đang đặt đơn hàng trị giá 1,4 tỷ USD cho 8 con tàu biển mới chạy bằng nhiên liệu carbon trung tính.

Động thái này là “bước đi lớn nhất duy nhất được thực hiện cho đến nay để khử carbon trong ngành vận tải biển toàn cầu”, theo Guardian.

Điều này rất quan trọng vì những chiếc tàu chở container cũng là những yếu tố đáng kể góp phần gây ra biến đổi khí hậu. Chỉ tính riêng khí thải từ vận tải biển đã chiếm gần 3% lượng khí thải nhà kính của thế giới.

Các tàu dự kiến sẽ được giao vào năm 2024. Với khả năng xử lý 16.000 container, những tàu này chỉ nhỏ hơn một chút so với chiếc Ever Given đã từng chở 18.300 container khi nó bị mắc kẹt ở Kênh đào Suez.

Nhìn rộng ra, việc cố gắng cung cấp năng lượng cho những con tàu khổng lồ bằng một nguồn năng lượng sạch rẻ tiền là một thách thức. Một con tàu container lớn sẽ sử dụng nguồn năng lượng tương đương với 10.000 viên pin Tesla S85 mỗi ngày, một con số khổng lồ. Và dĩ nhiên, giá của những chiếc tàu biển chạy điện cũng sẽ cao hơn những chiếc tàu truyền thống. Điều này cũng giống như mặt bằng giá xe điện đang cao hơn giá xe xăng dầu hiện tại.

Hãng tàu bắt đầu “xanh hóa”

Các con tàu mới của Maersk chạy bằng metanol carbon trung tính, được sản xuất từ các nguồn tái tạo như sinh khối. Các tùy chọn nhiên liệu carbon thấp hơn khác bao gồm amoniac, hydro, khí tự nhiên hóa lỏng và năng lượng hạt nhân, mặc dù mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng. Hãng Cargill thậm chí còn bổ sung thêm buồm cho một số tàu chở hàng của mình để đón gió.

con tàu biển mới chạy bằng nhiên liệu carbon trung tính.

Động thái này là “bước đi lớn nhất duy nhất được thực hiện cho đến nay để khử carbon trong ngành vận tải biển toàn cầu”, theo Guardian.

Điều này rất quan trọng vì những chiếc tàu chở container cũng là những yếu tố đáng kể góp phần gây ra biến đổi khí hậu. Chỉ tính riêng khí thải từ vận tải biển đã chiếm gần 3% lượng khí thải nhà kính của thế giới.

Các tàu dự kiến sẽ được giao vào năm 2024. Với khả năng xử lý 16.000 container, những tàu này chỉ nhỏ hơn một chút so với chiếc Ever Given đã từng chở 18.300 container khi nó bị mắc kẹt ở Kênh đào Suez.

Nhìn rộng ra, việc cố gắng cung cấp năng lượng cho những con tàu khổng lồ bằng một nguồn năng lượng sạch rẻ tiền là một thách thức. Một con tàu container lớn sẽ sử dụng nguồn năng lượng tương đương với 10.000 viên pin Tesla S85 mỗi ngày, một con số khổng lồ. Và dĩ nhiên, giá của những chiếc tàu biển chạy điện cũng sẽ cao hơn những chiếc tàu truyền thống. Điều này cũng giống như mặt bằng giá xe điện đang cao hơn giá xe xăng dầu hiện tại.

Các con tàu mới của Maersk chạy bằng metanol carbon trung tính, được sản xuất từ các nguồn tái tạo như sinh khối. Các tùy chọn nhiên liệu carbon thấp hơn khác bao gồm amoniac, hydro, khí tự nhiên hóa lỏng và năng lượng hạt nhân, mặc dù mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng. Hãng Cargill thậm chí còn bổ sung thêm buồm cho một số tàu chở hàng của mình để đón gió.

Hầu hết các công ty lớn đều đang cảm thấy áp lực từ người tiêu dùng trong việc cung cấp chuỗi cung ứng xanh. Maersk cho biết hơn một nửa trong số 200 khách hàng lớn nhất của họ, bao gồm Disney và Amazon, đã cam kết giảm lượng khí thải carbon trong chuỗi cung ứng của họ.

Vì vậy, Maersk cho rằng khách hàng của họ sẽ sẵn sàng trả tiền cho các đội tàu mới, dù chi phí có thể đắt hơn 10 – 15%.

Nhưng câu hỏi đặt ra là, nếu điều “cho rằng” phía trên của Maerk không xảy ra. Các công ty gửi hàng không chấp nhận giá cao hơn vậy thì liệu Maerk sẽ chấp nhận giảm lợi nhuận để tiếp tục “xanh hóa” đội tàu hay không? Sau năm 2024 (khi tàu đi vào hoạt động) chúng ta sẽ biết.

Theo CS/PetroTimes

Đăng bởi Để lại phản hồi

Các nhà khoa học biến rác thải thực phẩm thành vật liệu xây dựng

Thức ăn thừa có được cuộc sống mới táo bạo

Hầu hết mọi người không nghĩ nhiều về những thức ăn thừa mà họ vứt đi; tuy nhiên, các nhà điều tra từ Viện Khoa học Công nghiệp tại Đại học Tokyo đã phát triển một phương pháp mới để giảm chất thải thực phẩm bằng cách tái chế phế liệu trái cây và rau củ bị loại bỏ thành vật liệu xây dựng chắc chắn.

Rác thải thực phẩm gia dụng và công nghiệp trên toàn thế giới lên tới hàng trăm tỷ pound mỗi năm, một tỷ lệ lớn trong số đó bao gồm các loại phế liệu ăn được, như vỏ trái cây và rau quả. Cách làm không bền vững này vừa tốn kém vừa không thân thiện với môi trường, vì vậy các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm những cách mới để tái chế những vật liệu hữu cơ này thành các sản phẩm hữu ích.

Yuya Sakai, tác giả cao cấp của nghiên cứu, giải thích: “Mục tiêu của chúng tôi là sử dụng rong biển và thức ăn thừa để xây dựng các vật liệu ít nhất là chắc chắn như bê tông. “Nhưng vì chúng tôi đang sử dụng chất thải thực phẩm có thể ăn được, chúng tôi cũng quan tâm đến việc xác định xem liệu quá trình tái chế có ảnh hưởng đến hương vị của nguyên liệu ban đầu hay không.”

Các nhà nghiên cứu đã mượn một khái niệm “ép nhiệt” thường được sử dụng để làm vật liệu xây dựng từ bột gỗ, ngoại trừ việc họ sử dụng phế liệu thực phẩm được sấy chân không, nghiền thành bột, chẳng hạn như rong biển, lá bắp cải và vỏ cam, hành, bí ngô và chuối như các chất bột cấu thành. Kỹ thuật chế biến bao gồm trộn bột thực phẩm với nước và gia vị, sau đó ép hỗn hợp vào khuôn ở nhiệt độ cao. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra độ bền uốn của các vật liệu tạo thành và theo dõi hương vị, mùi và hình thức của chúng.

Kota Machida, một cộng tác viên cấp cao cho biết: “Ngoại trừ mẫu vật có nguồn gốc từ bí ngô, tất cả các vật liệu đều vượt quá mục tiêu về độ bền uốn của chúng tôi. “Chúng tôi cũng phát hiện ra rằng lá bắp cải Trung Quốc, một loại vật liệu tạo ra vật liệu cứng hơn bê tông gấp ba lần, có thể được trộn với vật liệu làm từ bí ngô yếu hơn để tạo ra sự gia cố hiệu quả.”

Các nguyên liệu mới, chắc chắn vẫn giữ được bản chất có thể ăn được của chúng, và việc thêm muối hoặc đường đã cải thiện hương vị của chúng mà không làm giảm độ mạnh của chúng. Hơn nữa, các sản phẩm bền chống được thối rữa, nấm và côn trùng, và không có sự thay đổi đáng kể nào về hình thức hoặc mùi vị sau khi tiếp xúc với không khí trong bốn tháng.

Do chất thải thực phẩm là gánh nặng tài chính toàn cầu và mối quan tâm về môi trường, nên việc phát triển các phương pháp tái chế thực phẩm thừa là rất quan trọng. Sử dụng những chất này để chuẩn bị vật liệu đủ mạnh cho các dự án xây dựng, nhưng cũng duy trì tính chất và hương vị có thể ăn được của chúng, mở ra cánh cửa cho một loạt các ứng dụng sáng tạo từ một công nghệ.

Công trình sẽ được xuất bản trong kỷ yếu Hội nghị thường niên lần thứ 70 của Hiệp hội Khoa học Vật liệu, Nhật Bản với tên gọi “Phát triển vật liệu xây dựng mới từ chất thải thực phẩm”

Nguồn: Institute of Industrial Science, The University of Tokyo

Bài viết gốc: Xem tại đây

Đăng bởi Để lại phản hồi

Xách giỏ đệm cỏ bàng đi chợ, việc làm nhằm thay đổi thói quen sử dụng túi nilong

Cây cỏ bàng là một loại thực vật quen thuộc mọc hoang ở miền Tây. Từ cây cỏ bàng này, người miền Tây đã làm ra nhiều vật dụng hữu ích cho đời sống hàng ngày. Một trong số đó là giỏ đệm dành cho các bà, các cô đi chợ từ xưa.

Nguồn: THVL

Xem thêm: Làng nghề đan cỏ bàng ở Tiền Giang

Đăng bởi Để lại phản hồi

Người Mắc COVID-19 Có Thể Phát Bệnh Nặng Hơn Vì Ô Nhiễm Không Khí

Một số nghiên cứu mới chỉ ra rằng ô nhiễm không khí có thể khiến tình trạng của bệnh nhân COVID-19 nghiêm trọng hơn.

Người mắc COVID-19 có thể phát bệnh nặng hơn vì ô nhiễm không khí - Ảnh 1.
Người dân lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại thành phố Detroit, bang Michigan, Mỹ – Ảnh: REUTERS

Nghiên cứu mới được thực hiện tại một trong những thành phố ô nhiễm nhất nước Mỹ cho thấy không khí ô nhiễm góp phần khiến tình trạng của người mắc COVID-19 nghiêm trọng hơn.

Theo Hãng tin Reuters ngày 13-7, nghiên cứu trên do các bác sĩ của Bệnh viện Henry Ford thuộc thành phố Detroit, bang Michigan, Mỹ thực hiện.

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 2.038 người trưởng thành nhập viện vì COVID-19 tại Detroit. Họ phát hiện những người cần chăm sóc đặc biệt và dùng máy trợ thở phần lớn đến từ các khu dân cư có mức ô nhiễm không khí cao và sử dụng sơn tường có chứa chì.

Tình trạng ô nhiễm không khí tại địa phương càng nghiêm trọng, khả năng bệnh nhân COVID-19 cần chăm sóc đặc biệt và phải dùng máy thở càng cao.

Bác sĩ Anita Shallal của Bệnh viện Henry Ford cho biết việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong thời gian dài có thể gây suy giảm hệ miễn dịch, khiến hệ miễn dịch giảm khả năng phản ứng với sự xâm nhập của virus.

Các hạt bụi nhỏ trong bầu không khí ô nhiễm cũng có thể trở thành vật bám cho virus và giúp chúng lây lan.

Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

https://tuoitre.vn/nguoi-mac-covid-19-co-the-phat-benh-nang-hon-vi-o-nhiem-khong-khi-2021071309441121.htm

Đăng bởi Để lại phản hồi

Voi Hoang Dã Tìm Thức Ăn Trong Bãi Rác Ở Sri Lanka

Nhiếp ảnh gia Tharmaplan Tilaxan ở Jaffna, Sri Lanka, đã chụp được một loạt ảnh chụp nhanh ghi lại cảnh những con voi hoang dã đang tìm kiếm thức ăn trong một bãi rác lộ thiên nằm bên cạnh một khu rừng rậm gần đó.

Năm 2018, chuyên gia về voi châu Á Jayantha Jayewardene nói với AFP rằng hàng trăm con voi bản địa của Sri Lanka được cho là kiếm ăn nhờ chất thải và bị ốm bởi những gì chúng ăn vào trong quá trình này.Nhựa và các vật liệu độc hại khác đã được phát hiện trong phân của voi trong khu vực này, khiến các chuyên gia động vật lo lắng.

Jayewardene nói: “Những con voi đang bị ốm do ăn phải nhựa. Tuy nhiên, chúng tôi chưa có bằng chứng khám nghiệm tử thi về việc polythene gây ra cái chết, nhưng đây là một mối quan tâm thực sự.”

Theo People.com

Hình ảnh: Tharmaplan Tilaxan

Đăng bởi Để lại phản hồi

Trẻ Bú Bình Có Thể Nuốt Hàng Triệu Hạt Vi Nhựa Mỗi Ngày

Trẻ bú bình có thể “nuốt” trung bình 1,6 triệu hạt vi nhựa/ngày trong 12 tháng đầu đời.

Các nhà khoa học phát hiện quy trình tiệt trùng bình sữa bằng nhựa dưới nhiệt độ cao như hiện tại cũng như pha sữa công thức đã khiến các bình sữa thải ra hàng triệu hạt vi nhựa và thậm chí cả nghìn tỉ hạt nhựa nano.

Bình sữa làm bằng chất polypropylene chiếm đến 82% trên các thị trường thế giới. Bên cạnh đó, polypropylene là một trong những dạng nhựa được sử dụng phổ biến nhất thế giới, và các cuộc kiểm tra sơ bộ của giới khoa học phát hiện các hộp chứa thực phẩm và ấm đun nước cũng tạo ra hàng triệu hạt vi nhựa/lít chất lỏng.

Gần đây, giới chuyên gia biết được hạt vi nhựa trong môi trường thâm nhập vào thực phẩm và thức uống của con người, nhưng cuộc nghiên cứu mới đã phát hiện quá trình chuẩn bị thực phẩm trong các đồ chứa bằng nhựa có thể khiến tình trạng phơi nhiễm vi nhựa cao hơn gấp hàng ngàn lần.

Giáo sư John Boland, thuộc trường Cao đẳng Trinity Dublin (Ireland), nơi tiến hành nghiên cứu, nói việc cần làm lúc này là nghiên cứu tác động của lượng lớn hạt vi nhựa đối với sức khỏe. Theo giáo sư, nhiều hạt vi nhựa sẽ bị thải ra ngoài theo phân, nhưng vẫn cần thêm nghiên cứu để biết bao nhiêu hạt vi nhựa có thể thâm nhập vào máu và đi đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Theo báo cáo mới đăng trên chuyên san Nature Food, đội ngũ chuyên gia của trường Cao đẳng Trinity Dublin (Ireland) đã tiến hành quy trình khử trùng bình sữa cho bé bú đối với 10 loại bình nhựa khác nhau.

Ban đầu, bình sữa được khử trùng ở nhiệt độ 95oC, kế đến cho bột sữa hòa với nước nóng 70oC trong bình.
Họ phát hiện cả hai công đoạn đều tạo ra rất nhiều hạt vi nhựa. Khi kết hợp với các dữ liệu khác ở 48 vùng lãnh thổ, chiếm ¾ dân số thế giới, các nhà nghiên cứu ước tính được trẻ bú bình có thể “nuốt” trung bình 1,6 triệu hạt vi nhựa/ngày trong 12 tháng đầu đời. Mỹ, Úc và các nước châu Âu có mức độ phơi nhiễm cao nhất, hơn 2 triệu hạt mỗi ngày.

 Các nhà nghiên cứu đề nghị những biện pháp cắt giảm số lượng hạt vi nhựa phát sinh trong quá trình chuẩn bị sữa công thức cho trẻ, chẳng hạn như đun nước trong ấm không làm bằng nhựa, pha sữa trong bình không làm bằng nhựa và rót sang bình sữa bình thường trước khi cho bé bú.
 Những giải pháp khác bao gồm dùng bình, chai thủy tinh, nuôi con bằng sữa mẹ.

Nguồn: Báo Thanh Niên

Đăng bởi Để lại phản hồi

Rừng Amazon Thải Ra Khí Nhà Kính Nhiều Hơn Lượng Hấp Thụ

Rừng nhiệt đới Amazon hiện đang thải ra hơn 1,1 tỷ tấn CO2/năm, theo đó, rừng này thải nhiều carbon hơn lượng khí nhà kính mà nó hấp thụ.

Đây là kết quả một nghiên cứu được công bố vào ngày 14/7 trên tạp chí Nature.

Thông thường, rừng hấp thụ một lượng lớn khí carbon dioxide (CO2) từ bầu khí quyển của Trái đất. Qua đó, rừng trở thành một yếu tố quan trọng trong quá trình giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, con người có thể đã khiến Amazon, khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, trở nên vô dụng và thậm chí có thể gây bất lợi cho cuộc chiến chống lại khí nhà kính.

Sự cân bằng giữa phát thải và hấp thụ khí carbon của rừng Amazon đã bị suy giảm do “quá trình gây xáo trộn quy mô lớn từ con người” trong hệ sinh thái Amazon, với các vụ cháy rừng do con người cố tình gây ra để lấy đất phục vụ nông nghiệp và công nghiệp. Những hành động kiểu này đã gây ra phần lớn lượng khí thải CO2 từ khu rừng. Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng, những đám cháy cũng góp phần vào vòng luẩn quẩn Trái đất ấm lên, khí nhà kính thải ra nhiều hơn khiến mùa khô ở Amazon kéo dài hơn và nóng hơn, dẫn đến nhiều vụ cháy rừng xảy ra hơn và ô nhiễm khí CO2 nhiều hơn.

Đặc biệt, phía Đông rừng Amazon, nơi số vụ phá rừng tăng cao trong 40 năm qua, trở nên nóng hơn, khô hơn và dễ xảy ra cháy rừng hơn so với phần còn lại của rừng nhiệt đới này. Kết quả là khu vực phía Đông thải ra lượng khí nhà kính nhiều hơn, trong khi có ít cây cối hơn để hút carbon thông qua quá trình quang hợp.

Vì thế, hạn chế nạn phá rừng, đặc biệt là tình trạng cháy rừng là chìa khóa để đảo ngược xu hướng nguy hiểm này ở Amazon.

Nguồn: VTV

Đăng bởi Để lại phản hồi

Chế Tạo Thành Công Hương Vani Từ Rác Thải Nhựa

Tờ The Guardian ngày 15.6 đưa tin các nhà khoa học tại Đại học Edinburgh (Scotland) vừa dùng rác thải nhựa chế tạo thành công hương vani, loại hương liệu được dùng rộng rãi trong thực phẩm và mỹ phẩm.

Sử dụng một loại vi khuẩn biến đổi gen, họ đã biến rác thải nhựa thành một sản phẩm có giá trị, hứa hẹn giúp việc tái chế phế liệu nhựa trở nên hiệu quả và hấp dẫn hơn. Hiện vật liệu nhựa mất giá khoảng 95% sau khi sử dụng một lần. Việc thu gom và tái chế nguồn vật liệu này được xem là điều quan trọng giúp đối phó vấn nạn rác thải nhựa trên toàn cầu.

Các nhà nghiên cứu đã phát triển một enzyme để phá vỡ cấu trúc Polyetylen terephtalat có trong các chai nhựa, tạo thành chất cơ bản là axit terephthalic. Chất này sau đó được biến thành vani nhờ vi khuẩn E Coli biến đổi gien. Trong thí nghiệm, các nhà khoa học đã biến được 79% axit terephthalic thành vani. Bên cạnh ứng dụng trong thực phẩm và mỹ phẩm, hương vani còn được sử dụng rộng rãi trong dược phẩm, sản phẩm tẩy rửa và thuốc diệt cỏ.

Nhu cầu vani trên thế giới tăng dần và đạt 37.000 tấn vào năm 2018, vượt xa khả năng cung ứng của vani tự nhiên, được chiết xuất từ cây vani. Khoảng 85% vani trên thế giới hiện được tổng hợp bằng cách chiết xuất từ nhiên liệu hóa thạch. Ước tính thế giới sử dụng khoảng 1 triệu chai nhựa mỗi phút và chỉ 14% được tái sử dụng.

Nguồn: Báo Thanh Niên