Đăng bởi Để lại phản hồi

THÔNG BÁO THỜI GIAN GIAO NHẬN HÀNG TỪ 20/1/2022

Nhằm đảm bảo hàng đến tay khách hàng ngoại tỉnh trước Tết nguyên đán, 𝗧𝗵𝗲 𝗚𝗿𝗲𝗲𝗻𝗺𝗮𝗿𝘁 𝗩𝗶𝗲𝘁𝗻𝗮𝗺 xin phép ngưng nhận đơn ship tỉnh từ ngày 𝟮𝟮/𝟭 (Nhằm 20 Tết).

Đối với đơn hàng tại khu vực TP.HCM sẽ tiếp tục được giao đến hết ngày 𝟯𝟭/𝟭 (Nhằm 29 Tết). Khách hàng cần hàng gấp vui lòng liên hệ trực tiếp qua HOTLINE 0794204340 để được giao hỏa tốc và xuyên đêm.

Đăng bởi Để lại phản hồi

“Sao tui nhớ chiếc giỏ đệm ngày xưa quá mấy ông ơi!”

“Sông rạch bây giờ chai lọ, ống hút bằng nhựa, túi ni-lông nhiều hơn tôm cá, dân chài lưới tụi tui nhiều người đã muốn bỏ nghề”, ông Út bùi ngùi nói.

Rác thải nhựa bao vây

Mới sáng sớm đã thấy ông Út ngồi nhâm nhi ly cà phê đen ở quán cóc đầu rạch Cái Sơn, nét mặt đăm chiêu. Thấy lạ, mấy ông bạn già xúm lại, hỏi: “Ủa, mọi hôm hừng đông đã thấy ông lặn ngụp dưới sông, sao bữa nay sáng bảnh mắt còn ngồi đây uống cà phê?”. Nghe bạn già hỏi thăm, ông Út cười buồn, nói: “Nghỉ xả hơi vài bữa, lúc này làm ăn bết bát quá”.

Ở xứ Cái Sơn, ông Út chuyên nghề hạ bạc hơn 30 năm, nổi tiếng là tay sát cá. Ngày nào cũng vậy, sớm hừng đông là ông Út dong chiếc ghe nhỏ với mớ đồ nghề bắt tôm cá ra sông, nước lớn thì quăng chài, thả câu, nước ròng thì dở chà, kéo lưới. Từ sông Tiền qua sông Cổ Chiên, chỗ nào lắm tôm nhiều cá ông Út đều nhớ rõ như thuộc lòng bàn tay. Vậy mà đùng một cái ông Út tuyên bố nghỉ xả hơi, khiến ai nấy đều thắc mắc.

Sao tui nhớ chiếc giỏ đệm ngày xưa quá mấy ông ơi!  - Ảnh 1.
Sông rạch ở miền Tây Nam bộ đang bị ô nhiễm bởi đủ loại rác thải nhựa

Gần cuối buổi cà phê, ông Út mới buồn buồn, kể: “Mấy ông biết không, hơn hai năm qua sông rạch ngày càng vắng bóng tôm cá. Mấy năm trước, mỗi lần tui quăng chài, kéo lưới đem lên khỏi mặt nước là tôm cá gỡ mỏi tay. Còn bây giờ, chài lưới kéo lên nhìn vô thấy toàn là… rác thải nhựa, từ chai lọ, ống hút đến đủ thứ bao, túi ni-lông; bới tìm đỏ mắt mới bắt được vài con cá, con tép, nên tui và nhiều bạn chài đã muốn bỏ nghề vì kiếm cái ăn ngày càng khó quá”.

Nghe chuyện ông Út, mấy ông bạn già đều đồng tình khi cho rằng hiện nay ở vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long nhìn đâu cũng thấy… rác thải nhựa đủ loại, điều mà 30-40 năm trước chưa từng có.

Ông Năm Cường, nhà vườn ở huyện Cái Bè (Tiền Giang), kể: “Bây giờ ra chợ hay đến tiệm tạp hóa, mua món hàng lớn hay nhỏ đều được người bán cho vào cái túi ni-lông, đi một buổi chợ về nhà ai cũng lỉnh kỉnh cả chục túi đủ loại, đủ màu xanh đỏ. Lấy hàng ra là người ta gom hết túi ni-lông quăng cái xoạch xuống sông, xuống rạch, thế là xong.

Tui còn chứng kiến, nhiều du khách đi trên những chiếc đò du lịch sông nước uống xong chai nước là vứt cả chai lẫn ống hút xuống sông, túi ni-lông cũng vậy. Có lần tui hỏi người ta, sao quăng rác xuống sông mà không đốt bỏ trên bờ thì họ nhìn tui như… người ngoài hành tinh lạc xuống. Có người còn nói, đốt chai lọ, túi ni – lông thì hôi hám, khét lẹt chịu không nổi, nên quăng xuống sông rạch là… tốt nhất, để nước muốn trôi đi đâu thì trôi. Vậy nên lâu ngày những dòng sông, con rạch mới trở thành cái bãi rác tự nhiên của mọi người, ô nhiễm, hết tôm cá là lẽ đương nhiên”.

Trong khi đó ông Trường “văn hóa ấp” ra vẻ thời sự, cho biết hiện nay theo tính toán của các nhà khoa học thì Việt Nam được “vinh dự” xếp thứ tư trong 5 quốc gia có rác thải nhựa nhiều nhất thế giới với 730.000 tấn trôi ra biển mỗi năm, chưa kể số rác thải nhựa tồn lưu trên bờ.

“Theo ước tính thì mỗi ngày một gia đình ở Việt Nam thải ra môi trường 1 chiếc túi nhựa, đó là chưa kể chai, lọ nhựa, ống hút, nên một ngày có hàng triệu chiếc túi nhựa lớn nhỏ biến thành rác. Nhưng ít người biết rằng mấy cái loại chai nhựa, túi nhựa, ống hút phải mất hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm mới có thể phân hủy, nên người ta cứ vô tư xả thải ra môi trường, tự mình đầu độc môi trường sống của mình. Bây giờ từ thành thị đến nông thôn, từ trên bờ xuống dưới sông, đi đến đâu cũng nhìn thấy sự hiện diện của rác thải nhựa như trêu ngươi”, ông Trường nói.

Hoài niệm chiếc giỏ đệm

Chuyện ô nhiễm vì rác thải nhựa đang rôm rả thì ông Năm Cường chợt thở dài, buột miệng nói: “Sao tui nhớ chiếc giỏ đệm ngày xưa quá mấy ông ơi”, làm mọi người bần thần. Ông Năm Cường kể, hồi những năm 1960 – 1980, chiếc giỏ đệm đan bằng cọng cỏ bàng phơi khô là món đồ không thể thiếu trong mỗi gia đình ở miền Tây Nam bộ.

Sao tui nhớ chiếc giỏ đệm ngày xưa quá mấy ông ơi!  - Ảnh 2.
Giỏ đệm đan bằng cọng cỏ bàng

Hồi đó mấy bà, mấy cô đi chợ, trên tay ai cũng xách chiếc giỏ đệm bằng cỏ bàng, lớn hay nhỏ tùy theo việc ra chợ mua đồ nhiều hay ít. Từ chiếc giỏ đệm đi chợ, do điều kiện kinh tế khó khăn lúc đó, cọng cỏ bàng còn được các nghệ nhân đan lát sáng chế ra nhiều thứ phục vụ đời sống. Muốn phơi lúa, chỉ cần trải chiếc đệm bàng thật to ra giữa sân, sau khi phơi khô lúa thì chiếc đệm còn trở thành bàn tiệc: trải đệm dưới đất, thức ăn bày ở giữa, thực khách ngồi xếp bằng trên đệm lai rai, nhậu say có thể lăn ra đệm nằm ngủ thay chiếu. Chiếc đệm bàng loại nhỏ được các bà mẹ lót trên võng để em bé nằm ngủ, khỏi bị muỗi cắn lưng.

Thú vị nhất là vào những năm cuối thập niên 1970-1980, có nghệ nhân còn sáng chế ra chuyện đan cọng cỏ bàng thành những chiếc cặp học sinh xinh xắn, che được nước mưa khỏi làm ướt tập sách. Nhưng có một vật dụng đan từ cọng cỏ bàng khô rất nổi tiếng là chiếc nóp, từng đi vào âm nhạc với câu “nóp với giáo mang ngang vai nhưng thân trai nào kém oai hùng” trong nhạc phẩm Nam bộ kháng chiến của nhạc sĩ Tạ Thanh Sơn. “Chiếc nóp được đan bằng cọng cỏ bàng, thực chất là một chiếc túi ngủ dã chiến, nhưng có thể ngăn được muỗi mòng trong chốn bưng biền miền Tây Nam bộ rất hiệu quả. Bây giờ có đốt đuốc đi tìm cũng khó kiếm được chiếc nóp ngày xưa”, ông Năm Cường nói.

Theo ông Năm Cường, sở dĩ ông nhớ tới chiếc giỏ đệm ngày trước bởi lẽ theo trí nhớ của ông thì chiếc giỏ đệm, chiếc đệm bàng hay bất kỳ vật dụng gì làm từ cọng cỏ bàng khi bị dơ đều có thể đem giặt sạch, phơi khô và dùng tiếp. Đến khi dùng lâu ngày bị hư, thủng thì người ta có thể ném chiếc giỏ bàng, chiếc đệm bàng ra gốc cây trong vườn, chỉ vài tháng sau là mục nát, tự phân hủy hết, không hề làm ô nhiễm môi trường.

“Từ khi công nghệ nhựa lên ngôi thì chiếc giỏ bàng và những vật dụng thân thiện làm từ cọng cỏ bàng ngày xưa cũng dần dần biến mất. Bây giờ chiếc túi nhựa chiếm ngôi vị độc tôn trong cuộc sống vì quá tiện lợi, nhưng nó cũng là… vua ô nhiễm”, ông Năm Cường ngao ngán nói.

Đang nghe chuyện của ông Năm Cường, ông Trường “văn hóa ấp” chợt chen ngang, kể: “Bây giờ ở huyện Tân Phước của tỉnh Tiền Giang, huyện Đức Huệ, Đức Hòa của tỉnh Long An và huyện Giang Thành của tỉnh Kiên Giang người ta vẫn còn trồng cỏ bàng, nhưng diện tích rất khiêm tốn, chủ yếu dùng để cung cấp nguyên liệu cho những xóm chuyên làm chiếu, vài cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.

Tui biết hiện nay ở vài địa phương người ta vẫn đan giỏ xách bằng cọng cỏ bàng, nhưng là loại giỏ khá lớn chuyên cung cấp cho dân chơi gà chọi dùng đựng gà, giá bán 20.000 đồng – 25.000 đồng/chiếc. Dân chơi gà lấy chiếc giỏ bàng, khoét vài lỗ thông hơi, cho con gà vào rồi dùng nhánh tre cài ngang miệng, có thể chở gà đi hàng trăm cây số mà con gà chọi vẫn… khỏe re.

Còn những chiếc giỏ bàng ngày xưa dùng để đi chợ thì hình như không ai sản xuất nữa, bởi lâu nay mấy bà nội trợ họ chê xách cái giỏ bàng dòm… nhà quê một cục. Hy vọng một ngày nào đó các bà nội trợ sẽ nhận ra chiếc túi nhựa lợi ít mà hại nhiều, rồi tự động quay về với chiếc giỏ đệm ngày xưa, bình dị mà thân thiện với môi trường”.

Theo Anh Hùng (Tạp chí Nông thôn Việt)

Đăng bởi Để lại phản hồi

Đà Nẵng: Đẩy nhanh lộ trình hạn chế và tiến tới cấm sử dụng túi nilon

Ngày 31/8, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Công văn số 5601/UBND-STNMT về việc tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trên địa bàn thành phố. Thực hiện lộ trình hạn chế và tiến tới cấm sử dụng túi nilon khó phân huỷ tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh.

Trước tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, đặc biệt là túi nilon gây ra, đã và đang tiếp tục gia tăng, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và sự phát triển đất nước.

UBND thành phố Đà Nẵng đã có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Kế hoạch hành động số 122/KH-UBND ngày 24/06/2021 của UBND thành phố về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2025, tầm nhìn 2030 và Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn.

Giám sát và xử lý các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích cung cấp miễn phí túi nilon cho khách hàng

UBND thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, liên hệ chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ liên quan đến quản lý rác thải nhựa trên địa bàn thành phố.

Giao sở Công Thương chủ trì, liên hệ chặt chẽ Bộ Công thương, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND thành phố về kế hoạch, lộ trình hạn chế và tiến tới cấm sử dụng túi nilon khó phân hủy tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh theo quy định; yêu cầu các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích niêm yết công khai giá bán túi nilon cho khách hàng.

Đồng thời, rà soát, thống kê, công bố danh sách các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm nhựa dùng một lần, túi nilon khó phân hủy, túi nilon phân hủy sinh học và các sản phẩm thân thiện môi trường trên địa bàn quản lý; có biện pháp giám sát và xử lý các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích cung cấp miễn phí túi nilon cho khách hàng.

Sở du lịch có trách nghiệm chỉ đạo các khu du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch cần có giải pháp thay thế, từng bước chấm dứt việc không sử dụng túi nilon khó phân huỷ và sản phẩm nhựa dùng một lần.

Ngoài ra, UBND thành phố đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam TP và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, địa phương trong công tác tuyên truyền, tích cực triển khai các phong trào, hoạt động về kiểm soát, giảm thiểu chất thải nhựa; phát động các chương trình trong gia đình, cộng đồng và toàn xã hội thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách về quản lý, giảm thiểu chất thải nhựa của quốc gia và thành phố Đà Nẵng.

Đức Biền/Môi trường & Cuộc sống

Đăng bởi Để lại phản hồi

“Cơn điên” Bitcoin khiến môi trường toàn cầu phải trả giá như thế nào?

“Giao dịch Bitcoin tốn nhiều điện năng hơn bất kỳ phương pháp giao dịch nào mà nhân loại từng biết”, Bill Gates từng nói

Bên trong một mỏ đào Bitcoin ở Trung Quốc - Ảnh: FT.
Bên trong một mỏ đào Bitcoin ở Trung Quốc – Ảnh: FT.

Năm 2018, một chuyên gia Bitcoin tại PwC là Alex de Vries từng đưa ra ước tính gây xôn xao: Cứ mỗi năm, các máy chủ đào Bitcoin trên toàn cầu tiêu thụ hết 22 TWh điện, gần bằng mức tiêu thụ điện của Ireland. Nhưng đó đã là con số 3 năm về trước.

Khi thị trường Bitcoin bùng nổ trong suốt năm qua, không có dấu hiệu nào cho thấy lượng điện năng mà các máy đào Bitcoin trên toàn cầu tiêu thụ có dấu hiệu chậm lại.

Theo chỉ số tiêu thụ điện Bitcoin mới nhất được đo đạc bởi Đại học Cambridge, hoạt động khai thác Bitcoin trên toàn cầu tiêu tốn tới 128,84 TWh mỗi năm, nhiều hơn cả lượng điện năng tiêu thụ hàng năm ở các quốc gia như Ukraine hay Argentina. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng lượng khí thải carbon hàng năm từ lượng điện năng cần thiết phục vụ khai thác và giao dịch Bitcoin có thể tương đương với toàn bộ khí thải carbon của Hồng Kông.

Một ví dụ gần gũi hơn, theo Digiconomist, cứ mỗi giao dịch Bitcoin sẽ tạo ra lượng khí thải carbon tương đương 735.121 giao dịch Visa và 55.280 giờ xem Youtube.

Khoảng 75% hoạt động khai thác Bitcoin trên toàn cầu hiện tập trung ở Trung Quốc, nơi giá điện rẻ và khả năng tiếp cận dễ dàng với các nhà sản xuất phần cứng chuyên dụng cho máy đào Bitcoin. Kết quả là lượng khí thải carbon mà các máy đào Bitcoin ở Trung Quốc thải ra lớn tương đương lượng khí thải của 1 trong 10 thành phố lớn nhất đại lục – theo nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi nhóm học giả từ Đại học Thanh Hoa, Viện Khoa học Trung Quốc, Đại học Cornell và Đại học Surrey.

“Giao dịch Bitcoin tốn nhiều điện năng hơn bất kỳ phương pháp giao dịch nào mà nhân loại từng biết” – tỷ phú Bill Gates gần đây đã thốt lên như vậy.

Tại thời điểm mà các nhà lãnh đạo toàn cầu ngày càng quan tâm đến vấn đề khí hậu và phát triển bền vững, họ có thể sắp nhắm đến thị trường hiện có giá trị vốn hóa hơn 1 nghìn tỷ USD của Bitcoin.

Khoảng 75% hoạt động khai thác Bitcoin trên toàn cầu hiện tập trung ở Trung Quốc. Kết quả là lượng khí thải carbon mà các máy đào Bitcoin ở nước này thải ra lớn tương đương lượng khí thải của 1 trong 10 thành phố lớn nhất đại lục.

Bitcoin hoạt động dựa trên nền tảng blockchain (chuỗi khối), và chính cơ cấu hoạt động này là nguyên nhân khiến các giao dịch tiền điện tử Bitcoin ngốn lượng điện năng rất lớn. Các thợ đào Bitcoin phải giải bài toán cho một câu đố thuật toán thông qua một hệ thống máy đào công suất lớn. Trung bình cứ sau mỗi 10 phút, một máy chủ tìm ra lời giải sẽ được nhận thưởng từ hệ thống với phần thưởng bằng Bitcoin.

Các thợ đào có xu hướng sử dụng rất nhiều máy đào và hệ thống làm mát hoạt động liên tục để giải nhiều thuật toán, thu nhiều lợi nhuận hơn. Nhất là khi giá Bitcoin tăng vọt áp sát mốc 60.000 USD gần đây và vốn hóa thị trường Bitcoin vượt 1.000 tỷ USD, các mỏ đào Bitcoin gần như đang hoạt động hết công suất.

“Cường độ đào và số giao dịch Bitcoin đã tăng mạnh trong những năm gần đây, song song với nó là tác động tiềm năng nghiêm trọng với vấn đề khí hậu” – nhận định của ông Alex de Vries.

Trung Quốc đang nỗ lực trở thành lá cờ tiên phong trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Năm ngoái, nước này đặt mục tiêu giảm phát thải ròng carbon xuống mức 0 vào năm 2060. Nhưng sự tăng vọt các giao dịch Bitcoin khi thị trường tiền điện tử bùng nổ trong năm qua có vẻ đang đe dọa tính khả thi của mục tiêu này.

“Nếu không có biện pháp can thiệp phù hợp, hoạt động đào Bitcoin ở Trung Quốc có thể nở rộ nhanh chóng, tạo nên mối đe dọa lớn với nỗ lực giảm phát thải và trung hòa carbon ở quốc gia này” – nhóm tác giả nghiên cứu nhấn mạnh. “Trong tình huống đó, mức tiêu thụ năng lượng hàng năm từ hoạt động đào Bitcoin ở Trung Quốc sẽ đạt kỷ lục 296,59 TWh vào năm 2024, đồng thời tạo ra 130,50 triệu tấn khí thải carbon”.

Trong nỗ lực giải quyết những hệ quả môi trường quá lớn từ hoạt động khai thác Bitcoin nói riêng và giao dịch tiền điện tử nói chung, một Hiệp ước khí hậu tiền điện tử vừa được ra đời cách đây ít lâu.

Hiệp ước này được “chống lưng” bởi hàng loạt tên tuổi tầm cỡ như công ty tiền điện tử Ripple, tập đoàn công nghệ blockchain ConsenSys và tỷ phú Tom Steyer – một tiếng nói lớn trong các hành động chống biến đổi khí hậu. Nhóm này tham vọng chuyển đổi tất cả các nền tảng giao dịch tiền điện tử blockchain sang sử dụng năng lượng tái tạo vào năm 2030, tiến tới đạt mức phát thải ròng trong toàn ngành công nghiệp tiền điện tử bằng 0 vào năm 2040.

Theo chỉ số tiêu thụ điện Bitcoin mới nhất được đo đạc bởi Đại học Cambridge, hoạt động khai thác Bitcoin trên toàn cầu tiêu tốn tới 128,84 TWh mỗi năm, nhiều hơn cả lượng điện năng tiêu thụ hàng năm ở các quốc gia như Ukraine hay Argentina.

Nếu thành công, Hiệp ước khí hậu tiền điện tử sẽ giải quyết được một mối quan ngại thiết thực của nhiều chính phủ trên toàn cầu.

Nhưng có một thách thức lớn ở đây: Bitcoin là nhân tố chính trong cuộc chơi, trong khi việc chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo không giải quyết triệt để bản chất cốt lõi của các giao dịch Bitcoin là tiêu hao quá nhiều năng lượng điện.

Trong trường hợp các giao dịch tiền điện tử chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, tổng cung điện năng từ năng lượng tái tạo có thể không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện thiết yếu. Tình huống như vậy sẽ buộc các lĩnh vực khác quay lại sử dụng năng lượng nhiên liệu hóa thạch.

Điều đó có nghĩa là trong bức tranh toàn cảnh, các chính phủ tiếp tục loay hoay trong bài toán chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Theo Diên Vỹ/ VnEconomy

Đăng bởi Để lại phản hồi

Hãng tàu bắt đầu “xanh hóa”

Maersk, công ty vận tải container lớn nhất thế giới, đang đặt đơn hàng trị giá 1,4 tỷ USD cho 8 con tàu biển mới chạy bằng nhiên liệu carbon trung tính.

Động thái này là “bước đi lớn nhất duy nhất được thực hiện cho đến nay để khử carbon trong ngành vận tải biển toàn cầu”, theo Guardian.

Điều này rất quan trọng vì những chiếc tàu chở container cũng là những yếu tố đáng kể góp phần gây ra biến đổi khí hậu. Chỉ tính riêng khí thải từ vận tải biển đã chiếm gần 3% lượng khí thải nhà kính của thế giới.

Các tàu dự kiến sẽ được giao vào năm 2024. Với khả năng xử lý 16.000 container, những tàu này chỉ nhỏ hơn một chút so với chiếc Ever Given đã từng chở 18.300 container khi nó bị mắc kẹt ở Kênh đào Suez.

Nhìn rộng ra, việc cố gắng cung cấp năng lượng cho những con tàu khổng lồ bằng một nguồn năng lượng sạch rẻ tiền là một thách thức. Một con tàu container lớn sẽ sử dụng nguồn năng lượng tương đương với 10.000 viên pin Tesla S85 mỗi ngày, một con số khổng lồ. Và dĩ nhiên, giá của những chiếc tàu biển chạy điện cũng sẽ cao hơn những chiếc tàu truyền thống. Điều này cũng giống như mặt bằng giá xe điện đang cao hơn giá xe xăng dầu hiện tại.

Hãng tàu bắt đầu “xanh hóa”

Các con tàu mới của Maersk chạy bằng metanol carbon trung tính, được sản xuất từ các nguồn tái tạo như sinh khối. Các tùy chọn nhiên liệu carbon thấp hơn khác bao gồm amoniac, hydro, khí tự nhiên hóa lỏng và năng lượng hạt nhân, mặc dù mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng. Hãng Cargill thậm chí còn bổ sung thêm buồm cho một số tàu chở hàng của mình để đón gió.

con tàu biển mới chạy bằng nhiên liệu carbon trung tính.

Động thái này là “bước đi lớn nhất duy nhất được thực hiện cho đến nay để khử carbon trong ngành vận tải biển toàn cầu”, theo Guardian.

Điều này rất quan trọng vì những chiếc tàu chở container cũng là những yếu tố đáng kể góp phần gây ra biến đổi khí hậu. Chỉ tính riêng khí thải từ vận tải biển đã chiếm gần 3% lượng khí thải nhà kính của thế giới.

Các tàu dự kiến sẽ được giao vào năm 2024. Với khả năng xử lý 16.000 container, những tàu này chỉ nhỏ hơn một chút so với chiếc Ever Given đã từng chở 18.300 container khi nó bị mắc kẹt ở Kênh đào Suez.

Nhìn rộng ra, việc cố gắng cung cấp năng lượng cho những con tàu khổng lồ bằng một nguồn năng lượng sạch rẻ tiền là một thách thức. Một con tàu container lớn sẽ sử dụng nguồn năng lượng tương đương với 10.000 viên pin Tesla S85 mỗi ngày, một con số khổng lồ. Và dĩ nhiên, giá của những chiếc tàu biển chạy điện cũng sẽ cao hơn những chiếc tàu truyền thống. Điều này cũng giống như mặt bằng giá xe điện đang cao hơn giá xe xăng dầu hiện tại.

Các con tàu mới của Maersk chạy bằng metanol carbon trung tính, được sản xuất từ các nguồn tái tạo như sinh khối. Các tùy chọn nhiên liệu carbon thấp hơn khác bao gồm amoniac, hydro, khí tự nhiên hóa lỏng và năng lượng hạt nhân, mặc dù mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng. Hãng Cargill thậm chí còn bổ sung thêm buồm cho một số tàu chở hàng của mình để đón gió.

Hầu hết các công ty lớn đều đang cảm thấy áp lực từ người tiêu dùng trong việc cung cấp chuỗi cung ứng xanh. Maersk cho biết hơn một nửa trong số 200 khách hàng lớn nhất của họ, bao gồm Disney và Amazon, đã cam kết giảm lượng khí thải carbon trong chuỗi cung ứng của họ.

Vì vậy, Maersk cho rằng khách hàng của họ sẽ sẵn sàng trả tiền cho các đội tàu mới, dù chi phí có thể đắt hơn 10 – 15%.

Nhưng câu hỏi đặt ra là, nếu điều “cho rằng” phía trên của Maerk không xảy ra. Các công ty gửi hàng không chấp nhận giá cao hơn vậy thì liệu Maerk sẽ chấp nhận giảm lợi nhuận để tiếp tục “xanh hóa” đội tàu hay không? Sau năm 2024 (khi tàu đi vào hoạt động) chúng ta sẽ biết.

Theo CS/PetroTimes

Đăng bởi Để lại phản hồi

Rác thải y tế ở các điểm nóng COVID-19 – Phần cuối: Liên kết xử lý, tránh bị động

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành một số văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trong cả nước để tăng cường xử lý chất thải phát sinh do dịch COVID-19.

Chú thích ảnh
Các nhóm chất thải y tế được phân loại và lưu giữ riêng biệt. Ảnh: Thành Đạt/TTXVN

Để làm rõ hơn các hướng dẫn liên quan đến sự phối hợp giữa các địa phương trong xử lý chất thải có nguy cơ lây nhiễm, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Nguyễn Thượng Hiền.

Xin ông cho biết khái niệm “chất thải phát sinh do dịch COVID-19? Quy trình xử lý thế nào? Các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường để tăng cường xử lý chất thải phát sinh do dịch bệnh COVID-19 có phạm vi áp dụng ra sao?

Theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Y tế, từ các cơ sở y tế, cơ sở điều trị, khu cách ly, khu dân cư bị phong tỏa, ngoài chất thải sinh hoạt thông thường hằng ngày, còn phát sinh chất thải khác như khẩu trang, khăn lau miệng, các dịch đờm, mũi… Đấy là những loại chất thải mà nếu từ người bị dương tính với SARS-CoV-2 sẽ có nguy cơ cao gây lây nhiễm, cần phải được quy định quản lý như đối với chất thải y tế lây nhiễm và quản lý như đối với quản lý chất thải nguy hại.

Thông tư liên tịch 58/2015/ttlt-byt-btnmt ngày 31/12/2015 quy định về quản lý chất thải giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Y tế đã có quy định rất rõ đối với chất thải y tế thông thường, chất thải y tế lây nhiễm. Chất thải y tế lây nhiễm phải được quản lý như chất thải nguy hại và quy trình từ khâu phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển và xử lý theo một quy trình khác. Hiện nay, chúng ta xử lý theo điều kiện ngặt nghèo hơn, theo quy trình riêng. Trường hợp các cơ sở được xử lý chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép sẽ được xử lý một số mã chất thải y tế. 

Ngay từ khi dịch bệnh COVID-19 mới bùng phát ở Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với Bộ Y tế tham mưu cho Ban Chỉ đạo Quốc gia ban hành những hướng dẫn về vấn đề rác thải, vệ sinh môi trường do rác thải do COVID gây ra. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành rất nhiều văn bản có liên quan, hướng dẫn các địa phương tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đó có chất thải phát sinh do COVID gây ra. Việc này áp dụng cho tất cả các địa phương để cùng thực hiện theo một hướng dẫn chung.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang hướng dẫn ưu tiên tập trung xử lý chất thải y tế tại chỗ. Tuy nhiên, trong trường hợp địa phương không đủ năng lực xử lý, Bộ có đề xuất gì, thưa ông?

Chúng ta thấy rằng không phải địa phương nào cũng có nhà máy xử lý chất thải nguy hại nói chung và cứ có nhà máy xử lý chất thải nguy hại là có xử lý chất thải y tế nói riêng. Do vậy, việc xử lý chất thải liên vùng, liên tỉnh là tất yếu phải đặt ra. Với tình trạng dịch bệnh hiện nay có thể chất thải y tế phát sinh quá năng lực xử lý của địa phương, sẽ phải chuyển cho các đơn vị có chức năng ở địa phương khác để xử lý. Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến cáo nên xử lý theo mô hình cụm, cụm tập trung hoặc chuyển cho các đơn vị có giấy phép xử lý chất thải nguy hại, trong đó có mã xử lý chất thải y tế. Lưu ý cần chuyển đến các đơn vị đảm bảo có khoảng cách gần nhất, tránh đi đến nơi ở khoảng cách quá xa. Trong quy trình này, có quy định chặt hơn đối với phương tiện vận chuyển, phải đảm bảo rất ngặt nghèo, kín khít bằng các thiết bị chuyên dụng để tránh phát tán nguy cơ có thể có đối với các mầm bệnh ra môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.  

Các quy định hiện nay cũng đã khuyến khích việc đầu tư các cơ sở xử lý chất thải, xử lý mang tính chất thải liên vùng, tránh tình trạng đầu tư nhỏ lẻ nhiều khi không đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường. 

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép cho hơn 100 cơ sở xử lý chất thải nguy hại, trong đó có khoảng 70% cơ sở xử lý chất thải nguy hại trong giấy phép có mã xử lý chất thải y tế và nằm rải rác trên các địa bàn trong cả nước. Quy trình xử lý rất chặt từ khâu thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý. Về cơ bản, xử lý chất thải y tế lây nhiễm đảm bảo hấp, khử khuẩn vi sóng hoặc xử lý trong các lò đốt chất thải nguy hại, đảm bảo xử lý triệt để các yếu tố có nguy cơ phát sinh.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải phát sinh do dịch COVID-19 cho một số đơn vị. Ông có thể nói rõ hơn vấn đề này?

Theo quy định của Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 về quản lý chất thải nguy hại có quy định đối với các cơ sở xử lý chất thải nguy hại trước khi được cấp giấy phép phải thực hiện vận hành thử nghiệm trong thời gian 6 tháng để đánh giá lại hiệu quả các công trình, thiết bị xử lý môi trường. Trong thời gian 6 tháng, nếu đáp ứng yêu cầu thì Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức đoàn kiểm tra đánh giá hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thì Bộ mới cấp phép. Việc chấp nhận vận hành thử nghiệm cho các cơ sở xử lý chất thải nguy hại, trong đó có xử lý chất thải y tế lây nhiễm. Đây gần như là giấy phép tạm để doanh nghiệp có được đi thu gom chất thải nguy hại để đạt mức tối đa công suất vận hành thử nghiệm, nếu đáp ứng thì mới cấp phép.

Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường hằng năm xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở xử lý rác thải nói chung, trong đó có cơ sở xử lý chất thải nguy hại. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kể cả kiểm tra cấp phép nếu các cơ sở không tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường, sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, thậm chí nếu vi phạm có thể đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép, tuỳ từng trường hợp cụ thể. Về tinh thần đối với các cơ sở như thế này chúng tôi xử lý nghiêm. Hiện nay, các cơ sở này đều buộc phải lắp đặt các thiết bị quan trắc tự động, liên tục truyền dữ liệu về sở Tài nguyên và Môi trường để chúng tôi theo dõi, giám sát, thời gian tới sẽ truyền về Tổng cục Môi trường.

Bộ có khuyến cáo gì với địa phương và người dân trong thời điểm dịch bệnh phức tạp hiện nay?

Chúng tôi cũng rất mong muốn người dân thực hiện nghiêm các quy định môi trường nói chung, trong đó có các hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia về vấn đề quản lý rác thải. Ví dụ đơn giản không phải lúc nào chúng ta cũng dùng khẩu trang y tế. Khi đến vùng xanh dịch bệnh, chúng ta thực hiện 5K nhưng có thể dùng khẩu trang vải, thay vì khẩu trang dùng 1 lần phải thải ra hằng ngày thì chúng ta có thể tái sử dụng 20-30 lần. Hành động tuy rất nhỏ nhưng giảm chất thải phát sinh phải xử lý, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. 

Ở những khu cách ly, cơ sở y tế hoặc các khu vực phong tỏa, chúng ta thực hiện nghiêm phân loại chất thải tại nguồn, đặc biệt đối với chất thải có nguy cơ lây nhiễm phải thải bỏ đúng quy định để tránh lẫn chất thải sinh hoạt với chất thải y tế lây nhiễm. Vì xử lý 2 loại rác thải này khác nhau, nếu không phân loại sẽ tăng khối lượng chất thải lây nhiễm cần xử lý kéo theo tăng kinh phí, tăng tần suất chất thu gom, vận chuyển. 

Với các địa phương, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để tránh bị động trong các tình huống diễn biến của dịch bệnh. Địa phương phải rà soát ngay kế hoạch quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải y tế. Bên cạnh đó, phải dự báo tình hình dịch bệnh, đánh giá năng lực đáp ứng thực tế của địa phương về việc xử lý chất thải nếu nguy cơ dịch bệnh tăng lên, để có kế hoạch điều chỉnh về thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải y tế. Các địa phương cũng cần liên kết, chung tay chia sẻ đối với địa phương khác trong trường hợp địa phương đó quá tải về vấn đề xử lý chất thải y tế tại địa bàn. Tức là các địa phương cũng phải đồng ý cho cơ sở được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép ở địa phương mình thực hiện thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải từ địa phương khác về xử lý, tránh chuyện cát cứ; đồng thời cùng chung tay với các tỉnh bạn để sớm đẩy lùi dịch bệnh, đảm bảo an toàn sức khỏe, cuộc sống của người dân, cũng như bảo vệ môi trường ngày càng tốt hơn.

Trân trọng cảm ơn ông!

Minh Nguyệt (TTXVN)

Đăng bởi Để lại phản hồi

Rác thải y tế ở các ‘điểm nóng’ COVID-19- Phần 2: Đảm bảo an toàn cho những ‘chiến binh thầm lặng’

Tuy không trực tiếp tham gia vào lực lượng tuyến đầu chống dịch COVID-19, nhưng các công nhân vệ sinh môi trường luôn có mặt tại các bệnh viện, khu cách ly tập trung, khu phong tỏa để thu gom, vận chuyển, xử lý các loại rác thải, trong đó có rác thải y tế có nguy cơ lây nhiễm, giữ gìn vệ sinh môi trường.

Chú thích ảnh
Công nhân vệ sinh tại TP Hồ Chí Minh thu gom, vận chuyển chất thải tại các cơ sở cách ly COVID-19. Ảnh: Hồng Giang/TTXVN

Để đảm bảo an toàn cho những “chiến binh thầm lặng” này, công tác quản lý chất thải y tế từ khâu thu gom, lưu giữ, vận chuyển đến xử lý đều phải tuân theo quy định chuyên biệt.

Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình

Đang là tâm dịch của cả nước khi mỗi ngày có hàng nghìn ca mắc mới, tại TP Hồ Chí Minh, không thực hiện theo quy trình thông thường, rác thải y tế và rác thải từ khu vực cách ly sau khi tiếp nhận sẽ được nhân viên vệ sinh môi trường bọc kín trong thùng chứa hoặc túi chuyên dụng màu vàng, dán nhãn cảnh báo nguy cơ nhiễm bệnh, được phun xịt khử khuẩn trước khi đưa lên xe vận chuyển chuyên dụng có khoang kín. Rác tiếp tục được phun xịt khử khuẩn một lần nữa trước khi đưa vào xử lý bằng công nghệ đốt ở nhiệt độ cao. Tro chất thải sau khi đốt xong được hóa rắn và chôn lấp tại bãi chôn lấp an toàn dành riêng cho chất thải nguy hại.

Các đơn vị thu gom đã thành lập Tổ kiểm tra để giám sát tình hình thu gom, xử lý rác tại điểm cách ly, điều trị; phối hợp theo dõi, kịp thời phát hiện điểm xảy ra ùn ứ, quá tải rác y tế có yếu tố dịch tễ để tổng hợp báo cáo ban giám đốc các công ty cùng Sở Tài nguyên và Môi trường; vận chuyển, xử lý nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch. Nếu có vấn đề phát sinh, các đơn vị cùng nghiên cứu, đề xuất giải pháp, bảo đảm không để tồn đọng rác làm ô nhiễm môi trường và hạn chế lây lan mầm bệnh.

Khi dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp, phát sinh thêm nhiều điểm cần thu gom rác nguy hại, Thành phố tập trung bổ sung thêm đơn vị xử lý chất thải tham gia hỗ trợ, nâng công suất xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch lên mức tối đa. Sở Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất và được Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng ý tăng cường thêm 3 đơn vị chuyên xử lý rác thải nguy hại liên quan đến COVID-19 gồm: Công ty Cổ phần Kho vận giao nhận ngoại thương Mộc An Châu, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh, Công ty Cổ phần Ðầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa.

Hiện công suất xử lý rác thải y tế của các công ty tại TP Hồ Chí Minh có thể đạt tối đa 120 tấn/ngày và các kịch bản xử lý đã được chuẩn bị đầy đủ, bảo đảm không để xảy ra tình trạng quá tải. Việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch phải được thực hiện bởi các cơ sở xử lý chất thải đã được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

Bên cạnh đó, để xử lý kịp thời rác thải có yếu tố dịch tễ, tránh gây ảnh hưởng tới môi trường điều trị, không để tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thiết lập mạng lưới trực tuyến trên ứng dụng Zalo và Viber với hai nhóm gồm nhóm 1 là các khối đơn vị quản lý, nơi phát sinh nguồn thải và đơn vị thu gom; nhóm 2 gồm đại diện các khu cách ly và lãnh đạo sở. Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo hằng ngày việc xử lý chất thải nguy hại phát sinh do dịch bệnh cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, khi có sự cố, vướng mắc, các đơn vị sẽ tương tác ngay và tìm cách tháo gỡ kịp thời.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường đô thị TP Hồ Chí Minh đang vận hành 24/24h cả 3 lò đốt nhiệt độ cao theo công nghệ hiện đại, công suất 42 tấn/ngày nhằm xử lý nhanh, kịp thời chất thải phát sinh do dịch. Công ty cùng các đơn vị đồng hành đã thống nhất thu gom dựa theo lượng rác phát sinh, nơi phát sinh nhiều sẽ thu gom 5-6 lần/ngày, nơi lượng rác ít thu gom một lần/ngày. Ngoài ra, để công tác thu gom nhanh, tiện lợi, những nơi có lượng rác ít, các đơn vị thu gom bố trí thùng nhựa loại 240 lít, nơi có lượng rác lớn ngoài thùng nhựa sẽ bố trí thêm xuồng lớn, dễ dàng đưa rác lên xe ép.

Với số bệnh nhân COVID-19 tăng nhanh, tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải y tế phát sinh do dịch. Toàn bộ chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 tại cơ sở điều trị, bệnh viện dã chiến, cơ sở cách ly y tế tập trung, điểm/khu vực phong tỏa được thu gom, lưu chứa trong các thùng chứa chất thải có thành cứng, nắp đậy, chịu được va đập để không lây nhiễm. Sau đó, rác thải được Công ty cổ phần Nước-Môi trường Bình Dương sử dụng phương tiện chuyên dụng vận chuyển về Khu liên hợp Xử lý chất thải Nam Bình Dương xử lý bằng phương pháp thiêu đốt trong lò đốt chất thải y tế, lò đốt chất thải nguy hại theo đúng quy định.

Ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Nước-Môi trường Bình Dương cho biết, Công ty đã được đầu tư các máy móc hiện đại, bảo đảm đầy đủ chức năng để tiếp nhận và xử lý các chất thải phát sinh trong hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Công suất tối đa xử lý chất thải y tế, chất thải nguy hại của Công ty là 300 tấn/ngày. Công ty đang thu gom, xử lý chất thải do dịch COVID-19 với khối lượng khoảng 40 tấn/ngày, chỉ bằng 13,3% so với năng lực xử lý được cấp phép.

Trên địa bàn tỉnh còn có 5 đơn vị được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép có chức năng xử lý chất thải nguy hại và chất thải y tế. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cũng đã có văn bản hướng dẫn và đề nghị 5 đơn vị trên chủ động, sẵn sàng nhân lực, phương tiện, trang thiết bị… phối hợp cùng Công ty cổ phần Nước-Môi trường Bình Dương xử lý rác thải trong kịch bản dịch bệnh COVID-19 leo cao. 

Tại Đồng Nai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cho biết, đơn vị sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường tại các đơn vị đã phối hợp, hỗ trợ việc xử lý chất thải y tế phát sinh ở các cơ sở y tế, khu vực điều trị và chăm sóc bệnh nhân, khu vực cách ly. Đơn vị cũng sẽ phối hợp với Sở Y tế tăng cường kiểm tra việc thực hiện quản lý chất thải phát sinh tại các cơ sở y tế, khu điều trị và chăm sóc bệnh nhân, khu cách ly.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi đã yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh rà soát, tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc và những hạn chế tại các khu xử lý chất thải theo quy hoạch đã được duyệt; khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tái chế và tái sử dụng chất thải nhằm hạn chế chôn lấp chất thải ra môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND các huyện, thành phố xây dựng Đề án quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị làm việc với đơn vị thu gom, xử lý chất thải y tế không làm phát tán ra cộng đồng.

UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Tài chính tham mưu về chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phương tiện, nhà máy, công nghệ xử lý chất thải; Sở Xây dựng đánh giá lại quy hoạch quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh; UBND các huyện, thành phố quan tâm thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt, đặc biệt chất thải y tế trên địa bàn. 

Tại Đà Nẵng, quy trình thu gom, xử lý rác thải liên quan đến dịch COVID-19 cũng được khép kín. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng đã có Công văn yêu cầu các cơ sở y tế, khu vực cách ly tập trung, Công ty cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng, các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn thành phố tổ chức phân loại, thu gom, lưu giữ, chuyển giao, vận chuyển và xử lý chất thải đảm bảo theo quy định.

Sở Tài Nguyên và Môi trường thành phố thành lập Tổ công tác ứng phó, xử lý môi trường trong phòng, chống dịch COVID-19; đồng thời đề nghị Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn thành phố thực hiện chuyển giao toàn bộ các chất thải là vỏ lọ vaccine COVID-19, vaccine hỏng hoặc hết hạn sử dụng phát sinh từ các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn cho các cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng phù hợp theo danh sách đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố để xử lý tiêu huỷ, không làm thất thoát ra bên ngoài.

Tại Hà Nội, theo Công ty cổ phần Vật tư thiết bị môi trường 13 (URENCO-13), so với thời kỳ chưa có dịch bệnh thì tổng lượng rác phát sinh tăng khoảng 30%, tiếp nhận xử lý khoảng 7,5 tấn/ngày. Quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý đều được tuân thủ đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp. Công ty đã tăng mạnh tần suất thu gom rác tại các khu cách ly nhằm đảm bảo ngăn chặn mầm bệnh một cách sớm nhất. Với một số khu vực đặc biệt nguy hiểm, có thời điểm, rác được thu gom về khu vực tập kết rác nguy hại theo chu kỳ 30 phút/lượt. URENCO-13 đã tăng ca xe chở rác từ hai ca lên thành ba ca. Hệ thống xử lý rác tại nhà máy cũng tăng cường lên từ 5 giờ lên 8 giờ/ngày để xử lý chất thải liên quan đến COVID-19. Khâu vận chuyển rác về nhà máy để xử lý được tính toán kỹ để có cung đường tối ưu nhất, tránh tối đa đi qua khu vực dân cư, nơi tập trung đông người.

“3 tại chỗ” để phòng, chống dịch

Do đặc thù công việc, những công nhân vệ sinh môi trường luôn phải đối mặt với những nguy cơ rủi ro, nguy hiểm tới sức khỏe, nhất là trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. 

Ông Huỳnh Minh Nhựt, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị TP Hồ Chí Minh (CITENCO) cho biết, để công tác thu gom rác tại các khu vực cách ly được thông suốt, tránh tình trạng ứ đọng rác, gây nguy cơ lây nhiễm chéo trong khu cách ly, CITENCO đã bố trí thường trực một đội gồm hơn 300 công nhân hoạt động với tần suất 3 ca/ngày và 24/24 giờ. Nhằm đảm bảo an toàn cho công nhân, CITENCO đã trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân và tập huấn các nguyên tắc, quy định về phòng dịch ở từng khu vực, vị trí làm việc. Tuy nhiên, do lượng rác phải thu gom quá lớn, các điểm thu gom cách nhau xa và thời gian thu gom gấp rút nên đã gây áp lực rất lớn đối với công nhân. Nhiều người đã ở lại luôn chỗ làm nhiều ngày không về nhà.

Anh Triều Phước An, công nhân Công ty CITENCO chia sẻ, để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình và hàng xóm nên công nhân thường chọn cách ở lại công ty và chỉ về nhà sau khoảng 20 ngày kể từ ngày ngưng tiếp nhận công việc. Điều mà mỗi công nhân mong muốn là người dân cùng chung tay với ngành môi trường thành phố, thực hiện nghiêm thông điệp “5K” và các quy định của Chính phủ, của Thành phố để sớm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh. Đây cũng là cách để giúp lực lượng công nhân vệ sinh môi trường sớm hoàn thành nhiệm vụ, được về với gia đình.

Theo ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Nước-Môi trường Bình Dương, riêng Chi nhánh xử lý chất thải thuộc Công ty có khoảng 800 lao động. Rác được đưa về Công ty đều có máy móc chuyên dụng, hệ thống dây chuyền tự động tiếp nhận, khử khuẩn xử lý đốt, không sử dụng lao động thủ công. Tuy nhiên, khâu nguy hiểm nhất là công nhân phải đi thu gom rác. Vì vậy, ngoài việc cung cấp đồ bảo hộ thường xuyên, tổ chức “3 tại chỗ”, Công ty còn định kỳ kiểm tra SARS-CoV-2, khử khuẩn khu vực làm việc và nơi ở cho người lao động 3 lần/ngày.

Tại vùng dịch Hà Nội, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Vật tư thiết bị môi trường 13 (URENCO-13) Tống Việt Dũng cho biết, để đảm bảo vệ sinh môi trường, đặc biệt an toàn cho người lao động trực tiếp, lãnh đạo Công ty luôn chú trọng công tác tuyên truyền phổ biến cho người lao động về việc đảm bảo an toàn trong công việc, đi đôi với cung cấp đầy đủ các thiết bị lao động để anh chị em yên tâm công tác. Công ty cũng đảm bảo nguyên tắc “3 tại chỗ” cho công nhân tại nhà máy.  

Chị Lê Thị Linh, nhân viên Tổ trung gian (URENCO-13) cho biết: “Với nhiệm vụ phân loại rác thải, tôi được trang bị đồ bảo hộ đầy đủ, được công ty tạo điều kiện để ăn nghỉ tại nhà máy. Tôi đã ở tại Công ty một tháng, được tiêm vaccine mũi 1 và mong muốn được tiêm đủ 2 mũi vaccine.”

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phùng Chí Sỹ, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Môi trường, lực lượng công nhân vệ sinh môi trường đang phải làm nhiệm vụ thu gom rác trực tiếp tại khu vực có người lây nhiễm COVID-19 trên cả nước, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch lây lan. Do đó, họ cần được xếp vào nhóm tuyến đầu chống dịch, đồng thời cần được nhìn nhận là những người có nguy cơ lây nhiễm cao, được ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19. Rác thải ở những địa phương có ca mắc hoặc có nguy cơ mắc COVID-19 cao, cũng như các khu đang bị phong tỏa, cách ly cần được phân loại cẩn thận, sẽ giúp công tác thu gom nhanh và dễ dàng hơn, giảm áp lực cho công nhân và các nhà máy xử lý.

Ông Nguyễn Thượng Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng, công nhân đi thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại phải làm việc liên tục, thường xuyên, hằng ngày. Đây là đối tượng nguy cơ rất cao bị lây nhiễm COVID-19. Do vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có kiến nghị nên xét nghiệm thường xuyên và phải được tiêm vaccine đủ 2 mũi cho đối tượng này để đảm bảo yêu cầu công việc và an toàn cho người lao động. Ngoài ra phải trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân, đội thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý rác thải, tránh tác động đến tâm lý và sức khỏa của công nhân.

Phần cuối: Liên kết xử lý, tránh bị động

Nhóm phóng viên TTXVN

Đăng bởi Để lại phản hồi

Rác thải y tế ở các ‘điểm nóng’ COVID-19 – Phần 1: Nguy cơ từ chất lây nhiễm

Đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 ở Việt Nam từ ngày 27/4 đến nay với tốc độ tăng chóng mặt số ca mắc mỗi ngày, những ngày gần đây số mắc mới khoảng 8.000-9.000 ca/ngày, thậm chí có ngày lên tới hơn 13.000 ca.

Đặc biệt tại các điểm nóng, số bệnh nhân mới trên 4.000 ca/ngày, không chỉ gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe toàn dân, ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, mà còn tạo ra những mối lo ngại lớn về môi trường – đó là rác thải y tế và rác thải sinh hoạt phát sinh do dịch bệnh và chứa mầm bệnh.

Chú thích ảnh
Các nhân viên Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương (Biwase) thu gom rác thải y tế ở các khu điều trị bệnh nhân COVID-19. Ảnh: Huyền Trang/TTXVN

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã sớm có các quyết định hướng dẫn quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng, chống dịch COVID-19. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành một số văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trong cả nước để tăng cường xử lý chất thải phát sinh do dịch COVID-19. Phóng viên TTXVN thực hiện 3 bài viết về vấn đề này.

Từ ngày 27/4 đến nay, số ca mắc COVID-19 tăng nhanh, tình trạng chất thải do dịch phát sinh mạnh. Lượng rác thải độc hại này tăng lên theo số lượng bệnh nhân COVID-19, tập trung tại các bệnh viện điều trị những người nhiễm SARS-CoV-2, bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung, các khu dân cư bị phong tỏa do có các ca F0…

Rác thải phát sinh lớn

Theo Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, mặc dù chưa có thống kê về số rác thải phát sinh do dịch COVID-19 trên cả nước, song với số lượng bệnh nhân tăng lên nhanh chóng, từ ngày 27/4 đến ngày 1/9, Việt Nam đã có hơn 460.000 ca nhiễm mới, trong khi tổng số ca từ đầu dịch năm 2020 đến nay là hơn 465.000 ca. Trong đó, 3 tỉnh, thành phố đang là điểm nóng ghi nhận số ca mắc cao là TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai.

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh ngày 1/9 cho biết, số ca bệnh đã ghi nhận hơn 220.000 ca. Số ca F1 đang cách ly tập trung là 2.851 trường hợp, cách ly tại nhà là 19.217 người. Tâm dịch Bình Dương cũng vượt mốc 110.000 nghìn ca mắc, Đồng Nai ghi nhận hơn 24.000 ca mắc chỉ trong thời gian ngắn. 

Do vậy, chất thải nói chung, chất thải y tế lây nhiễm nói riêng tăng lên, nhất là tại các bệnh viện, bệnh viện dã chiến do tăng trang phục, khẩu trang, găng tay cùng với nhiều trang thiết bị, bơm kim tiêm, dây chuyền dịch, thuốc men. 

Nhiều khu cách ly tập trung hàng nghìn người được cung cấp khẩu trang, quần áo bảo hộ cũng như thực phẩm chế biến sẵn, góp phần tạo nên lượng rác lớn thải ra môi trường. Cơ quan y tế cũng sử dụng một lượng lớn các hóa chất khử trùng, chủ yếu là Chloramin B, cũng rất độc hại cho môi trường.

Do thường xuyên tiếp xúc với nguồn rác thải có nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh, lực lượng đảm bảo vệ sinh môi trường cũng được trang bị quần áo, thiết bị bảo hộ lao động, sử dụng các loại thuốc khử khuẩn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cũng làm tăng thêm lượng rác thải.

Theo Sở Tài nguyên và môi trường TP Hồ Chí Minh, lượng rác thải liên quan đến COVID-19 trung bình là 78 tấn/ngày, thu gom từ 280 khu cách ly tập trung và bệnh viện dã chiến, với 95 phương tiện thu gom, vận chuyển và 417 công nhân hoạt động liên tục mỗi ngày.

Hiện nay, tỉnh Bình Dương có 21 cơ sở điều trị (bao gồm 5 bệnh viện dã chiến), 143 cơ sở cách ly y tế tập trung và 1.601 điểm/khu vực phong tỏa. Thống kê từ Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương, hiện tổng khối lượng chất thải phát sinh trong hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh trung bình khoảng 40-70 tấn/ngày. Trong đó, chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 phát sinh từ các cơ sở điều trị, khu cách ly y tế tập trung là 18-20 tấn/ngày; chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 (được phân loại từ các hộ gia đình nhiễm F0, F1) của các khu phong tỏa là 20 tấn/ngày.

Với 85 khu cách ly, 423 vùng cách ly tập trung, phong tỏa và 9 bệnh viện dã chiến, theo các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai, chất thải phát sinh từ hoạt động của các bệnh viện dã chiến chủ yếu là chất thải lây nhiễm với khối lượng khoảng 5,4 tấn/ngày. 

UBND các huyện và các thành phố Long Khánh, Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết, chất thải phát sinh tại các khu cách ly, vùng cách ly tập trung, khu vực phong tỏa, bình quân là hơn 77,6 tấn/ngày, trong đó chất thải lây nhiễm trên 29,4 tấn/ngày, chất thải rắn sinh hoạt khoảng 48,2 tấn/ngày. 

Tại Đà Nẵng, ngoài lượng rác thải sinh hoạt phát sinh là trên 600 tấn, thành phố phải xử lý lượng rác thải nguy cơ chứa SARS-CoV-2 hơn 3 tấn/ngày, chưa kể lượng rác thải, nước thải tại các bệnh viện dã chiến trên địa bàn.

Hướng dẫn kịp thời bảo vệ môi trường

Để sớm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh môi trường… Bộ Tài nguyên và Môi trường đã liên tục, kịp thời có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện một số biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch COVID-19.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Nguyễn Thượng Hiền thông tin, ngay khi dịch COVID-19 xảy ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Y tế ban hành các hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến phòng, chống dịch bệnh và quản lý rác thải y tế lây nhiễm tại các cơ sở y tế. Bộ cũng ban hành các văn bản chỉ đạo, đề nghị, đôn đốc các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý rác thải rắn sinh hoạt, đặc biệt là rác thải y tế lây nhiễm từ các cơ sở y tế, cơ sở cách ly tập trung.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc vận hành các công trình bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt; khử khuẩn nước thải sau xử lý tại các cơ sở y tế, các cơ sở cách ly tập trung, cơ sở xử lý chất thải y tế lây nhiễm, đảm bảo không làm phát tán mầm bệnh ra môi trường. Bộ đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ sở y tế và khu vực cách ly tập trung bố trí các điểm thu gom, lưu giữ khẩu trang y tế theo đúng quy định; hướng dẫn người dân đến các cơ sở y tế thăm, khám, trước khi ra về phải thải bỏ vào các thiết bị lưu chứa chất thải y tế và xử lý theo đúng quy định để ngăn ngừa nguy cơ phát tán mầm bệnh.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các địa phương trong việc quản lý chất thải y tế. Cụ thể, Bộ đã phối hợp với UBND, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng chỉ đạo, hướng dẫn việc thu gom chất thải phát sinh tại 60 “điểm nóng” có dịch, 61 cơ sở cách ly y tế, 2 bệnh viện dã chiến để xử lý tại các cơ sở xử lý chất thải, đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường và công tác phòng, chống dịch.

Đồng thời, Bộ phối hợp với Bộ Y tế, các bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Ban Chỉ đạo Quốc gia ban hành 5 hướng dẫn về phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại gia đình; khu chung cư; trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng; tại lễ tang; xử lý thi hài người tử vong do dịch COVID-19. Trong đó, nhấn mạnh việc các địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý rác thải rắn sinh hoạt, đặc biệt là rác thải y tế lây nhiễm từ các cơ sở y tế, cơ sở cách ly tập trung. Các địa phương kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thu gom, lưu giữ, chuyển giao chất thải y tế, đặc biệt là đối với khẩu trang y tế, các phương tiện phòng hộ cá nhân đã qua sử dụng thải bỏ.

Mới đây nhất, tháng 7/2021, trước diễn biến hết sức phức tạp của dịch COVID-19 tại nhiều địa phương trên cả nước, để đảm bảo xử lý kịp thời chất thải phát sinh do dịch COVID-19, nhằm sớm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh và vệ sinh môi trường, đặc biệt tại các địa phương đang thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường ra Văn bản số 4119/BTNMT-TCMT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, về việc tăng cường xử lý chất thải phát sinh do dịch COVID-19.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện một số biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch COVID-19.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các địa phương tăng cường chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở y tế, khu vực điều trị và chăm sóc bệnh nhân, khu cách ly (cách ly tập trung, cách ly tại nhà và các khu cách ly khác) tại địa phương thực hiện công tác thu gom, lưu giữ và chuyển giao chất thải sinh hoạt, chất thải y tế phát sinh do dịch COVID-19 theo đúng quy định tại Quyết định số 3455/QĐ-BCĐQG ngày 5/8/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 về “Hướng dẫn quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng, chống dịch COVID-19”.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo chính quyền các cấp ở địa phương để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc các biện pháp quản lý chất thải y tế, chất thải sinh hoạt phát sinh do dịch COVID-19 tại nơi làm việc, ký túc xá cho người lao động, hộ gia đình, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, khu chung cư, tại lễ tang theo nội dung hướng dẫn tại các Quyết định liên quan của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19, Bộ Y tế.

UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tại địa phương chủ động liên hệ với các cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã được cấp phép xây dựng phương án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tại địa phương chủ động liên hệ với các cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế (bao gồm cả các cơ sở đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm) để tăng cường xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch COVID-19; chủ động liên hệ với các địa phương khác có cơ sở xử lý chất thải y tế để hỗ trợ trong trường hợp các cơ sở xử lý chất thải tại địa phương không đảm bảo đủ năng lực xử lý hoặc không đủ năng hạ tầng xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch COVID-19.

Các địa phương khẩn trương xây dựng, điều chỉnh phương án xử lý chất thải y tế và tổ chức thực hiện kế hoạch thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải y tế tại địa phương cho phù hợp với tình hình diễn biến dịch COVID-19, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường.

Bên cạnh đó, danh sách 77 cơ sở thuộc diện xử lý chất thải nguy hại và có chức năng xử lý chất thải y tế được Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi tới Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong tháng 5, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục bổ sung 3 cơ sở (2 ở Đồng Nai và 1 ở Nam Định) có chức năng xử lý chất thải y tế tại một số địa phương, nâng tổng số lên 80 cơ sở trên toàn quốc.

Phần 2: Đảm bảo an toàn cho những”chiến binh thầm lặng”

Minh Nguyệt (TTXVN)

Đăng bởi Để lại phản hồi

Chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam – Phần cuối: Thay đổi, điều chỉnh hành vi theo hướng giảm thiểu chất thải

Luật Bảo vệ môi trường 2020 mới đây đã bổ sung các chính sách, quy định, công cụ mới về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Các nhà soạn thảo kỳ vọng khi áp dụng vào thực tiễn các quy định này sẽ huy động tối đa nguồn lực từ xã hội, các thành phần kinh tế bao gồm thuế, phí, cơ chế đặt cọc-hoàn trả, ký quỹ, trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất… nhằm thay đổi hành vi sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo hướng giảm thiểu chất thải.

Thúc đẩy thị trường tái chế, tái sử dụng

Chú thích ảnh
Công nhân phân loại rác để xử lý tại Nhà máy xử lý rác thải Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN

Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2019 cho thấy, việc tái chế, tái sử dụng chất thải rắn là một trong những giải pháp quan trọng trong hệ thống quản lý chất thải cũng như thực hiện nội dung về kinh tế tuần hoàn. 

Các nước châu Âu, Canada, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đã hình thành một thị trường tái chế chất thải với sự tham gia của các bên dựa trên nhu cầu về nguồn cung và sử dụng các sản phẩm tái chế. Tuy nhiên, để duy trì thị trường này, các nước đều có các quy định mang tính bắt buộc và khuyến khích, hỗ trợ để duy trì và phát triển thị trường như: áp dụng chính sách về trách nhiệm của nhà sản xuất; Chương trình hệ thống đặt cọc hoàn trả đặc biệt áp dụng đối với các loại vỏ chai, đồ uống nhằm mục tiêu thu hồi và tái sử dụng… Điển hình, Hàn Quốc đã thực hiện hiệu quả việc tiết kiệm tài nguyên, tăng 75% khối lượng tái chế trong hơn 10 năm (2003-2017), trong đó năm 2017 có tới 92% chất thải nhựa được tái chế. Một số nước có quy định tỷ lệ tái chế tối thiểu, tức phải sử dụng nguyên liệu tái chế làm đầu vào cho quá trình sản xuất thay thế cho nguyên liệu thô khai thác tự nhiên, tạo ra nhu cầu về nguyên liệu cho ngành công nghiệp tái chế chất thải. 

Mặt khác, các nước cũng có cơ chế, chính sách để thúc đẩy việc tiêu thụ các sản phẩm từ tái chế chất thải, trước hết là khuyến khích thực hiện thông qua chương trình mua sắm công. Nhà nước và các cơ quan Chính phủ sẽ là nhóm khách hàng đầu tiên, tiếp đến là doanh nghiệp và người dân. Việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tái chế là giải pháp cơ bản để thúc đẩy hoạt động tái chế chất thải. Các sản phẩm tái chế đều được gắn nhãn xanh hoặc logo, biểu tượng đặc trưng giúp người tiêu dùng dễ nhận biết. Bên cạnh đó có các chính sách khuyến khích, ưu đãi về thuế… giúp các sản phẩm tái chế có nhiều hơn cơ hội thâm nhập thị trường. 

Ngoài ra, các quốc gia đã sử dụng công cụ tài chính trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đó nổi bật là phí sản phẩm, hệ thống thu phí rác thải dựa trên khối lượng, hệ thống hoàn trả tiền gửi, trách nhiệm của nhà sản xuất mở rộng.

Luật hóa để đưa vào cuộc sống

Chú thích ảnh
Phân loại rác tái chế tại điểm đổi rác phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Luật Bảo vệ môi trường 2020, có hiệu lực từ đầu năm 2022 đã bổ sung và áp dụng lần đầu liên quan đến phân loại rác tại nguồn, tiệm cận dần với quy định của các quốc gia phát triển. 

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa vào Luật cơ chế thu phí rác thải, quy định việc thu phí rác thải dựa trên khối lượng, thể tích thay cho việc đổ đồng theo hộ gia đình hoặc đầu người như hiện nay, góp phần thúc đẩy người dân phân loại, giảm thiểu rác thải phát sinh tại nguồn. Đồng thời, hoàn thiện và bổ sung 1 điều quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, theo đó, nhà sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm thu hồi và tái chế sản phẩm hoặc bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu theo tỷ lệ tái chế và quy cách, tiêu chuẩn tái chế quy định. Trường hợp, nhà sản xuất, nhập khẩu không thực hiện trách nhiệm tái chế thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định xử phạt hành chính về bảo vệ môi trường.

Để đảm bảo việc nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện trách nhiệm, Luật Bảo vệ môi trường 2020 bổ sung cơ chế đặt cọc, hoàn trả bao bì sản phẩm, quy định cho phép chủ thể này được bổ sung chi phí thu hồi vào giá sản phẩm để người dân trả lại bao bì sản phẩm được nhận lại khoản tiền này, điều này thúc đẩy việc tăng tỉ lệ tái sử dụng bao bì hoặc tái chế sản phẩm, góp phần làm thay đổi hành vi tiêu dùng. 

Về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, Luật quy định chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được phân loại theo quy định không phải chi trả kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý (người dân có thể bán). Chất thải chưa phân loại hoặc những loại chất thải khác không có khả năng tái sử dụng, tái chế thì hộ gia đình, cá nhân phải chi trả kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý.

Luật quy định trách nhiệm phân loại của hộ gia đình, cá nhân thay vì khuyến khích việc phân loại như trước đây. Căn cứ thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể lộ trình, hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng, chủng loại phát sinh. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; xử lý hoặc chuyển cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

Chú thích ảnh
Phân loại rác tái chế tại điểm đổi rác phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Tại các điểm tập kết rác thải, việc phân loại không đúng quy định thì đơn vị thu gom, vận chuyển có quyền từ chối và thông báo cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác định hộ gia đình, cá nhân vi phạm và xử lý nghiêm thông qua hệ thống camera giám sát. Tổ dân phố, tổ chức chính trị xã hội có trách nhiệm phối hợp đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn, vận động cộng đồng, gia đình, cá nhân phân loại và tập kết rác thải tại địa điểm quy định; giám sát và công khai hành vi vi phạm của gia đình, cá nhân.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã điều chỉnh việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt thành 3 loại gồm chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác để bảo đảm khả thi hơn khi thực hiện. 

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Hưng Thịnh cho biết: Luật đã quy định cụ thể rõ ràng cho phép chính quyền địa phương thu chi phí để chi trả giá xử lý chất thải rắn sinh hoạt thông qua việc bán túi nilon. Người dân sẽ bỏ rác vào túi, túi càng to, giá càng cao nên muốn trả ít tiền, người dân phải hạn chế rác thải và đơn vị thu gom chỉ thu gom rác thải được đựng trong túi nilon này. 

Thời hạn phải áp dụng quy định này chậm nhất là ngày 1/1/2025 và giao UBND cấp tỉnh quyết định việc áp dụng lộ trình để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tế về nhận thức, hạ tầng kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn ở nước ta hiện nay, bởi vấn đề phân loại rác thải tại nguồn chỉ thực sự hiệu quả khi đồng bộ với hạ tầng thu gom, xử lý.

Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có đề án “Tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam giai đoạn 2021-2026”, góp phần thực hiện thành công chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng mô hình nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam với định hướng giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy, tăng cường tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa.

Theo đó, đến năm 2025, sử dụng 100% túi nilon, bao bì thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế túi nilon khó phân hủy; đảm bảo thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh; giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương; phấn đấu 100% các khu du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch, các khách sạn không sử dụng túi nilon khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần; giảm dần sản xuất và sử dụng túi nilon khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt.

Minh Nguyệt (TTXVN)

Đăng bởi Để lại phản hồi

Chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam- Phần 2: Phân loại rác tại nguồn mới mang tính thử nghiệm

Phân loại rác tại nguồn nhằm tách các chất thải có giá trị tái chế cao ngay tại nguồn thải, đặc biệt là thành phần hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học chiếm tỷ lệ cao từ 60-80%, tạo nguồn hữu cơ “sạch” để chế biến phân hữu cơ có chất lượng cao.

Phân loại chất thải tại nguồn còn góp phần tạo nguồn nguyên liệu cho hoạt động tái chế, giảm khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp khi khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ngày càng tăng, diện tích cho chôn lấp bị hạn chế. 

Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn có vai trò quyết định và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống quản lý chất thải rắn. Tuy nhiên, chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam hầu hết chưa được phân loại tại nguồn. Các chương trình phân loại tại các địa phương mang tính thử nghiệm, chưa đồng bộ, quyết liệt và chính thức hóa.

Chú thích ảnh
Các thùng thu gom chất thải đã phân loại được dán nhãn rõ ràng để người dân dễ nhận biết. Ảnh: Xuân Dự/TTXVN

Kết quả không bền vững

Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam hiện nay cũng tương tự như Hàn Quốc, Nhật Bản trước đây, việc phân loại rác tại nguồn gần như ở con số không. Các giải pháp mang tính phong trào còn ít và chưa đủ mạnh để thay đổi tình thế.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thành phố Hồ Chí Minh đã thí điểm phân loại rác tại nguồn từ những năm 1999, bắt đầu từ một cụm dân cư hoặc một phường trong quận, giai đoạn 2015-2016 nhân rộng trên địa bàn 6 quận và sau đó nhân rộng tại 24 quận/huyện từ năm 2017 đến nay.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù UBND Thành phố đã đưa ra nhiều quyết định để tổ chức phân loại rác tại nguồn nhưng công tác này chưa được triển khai đồng bộ và chưa được quan tâm đúng mức do các hộ gia đình, chủ nguồn thải chưa chủ động phân loại. Công tác tuyên truyền và triển khai giữa các địa phương chưa đồng bộ nên hiệu quả phân loại chưa cao. Thành phố đang tập trung tuyên truyền, vận động là chính, chưa kiểm tra, xử phạt theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP đối với hành vi không phân loại chất thải rắn tại nguồn. Bên cạnh đó, UBND các quận, huyện chưa tổ chức phương án thu gom riêng chất thải sau phân loại. 

Tại Bắc Ninh, năm 2014, tỉnh đã triển khai thí điểm 2 mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh và xã Cao Đức, huyện Gia Bình. Năm 2018, tỉnh triển khai thí điểm tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài và xã Liên Bảo, huyện Tiên Du. Mặc dù các mô hình thí điểm đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn tồn tại bất cập như một số hộ gia đình chưa thực hiện tốt phân loại chất thải rắn tại nguồn, giữ thói quen vứt chất thải tùy tiện hoặc sử dụng các thùng phân loại chất thải rắn sinh hoạt được phát vào mục đích khác. Chất thải rắn sau khi phân loại không được thu gom, vận chuyển riêng mà thu gom, vận chuyển chung một phương tiện nên hiệu quả chưa cao. 

Thành phố Hà Nội cũng thí điểm mô hình thu gom, phân loại rác tại nguồn từ năm 2007 trên địa bàn phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, đồng thời, đưa khái niệm mô hình thu gom, phân loại, xử lý chất thải vào chương trình giáo dục tiểu học năm học 2007-2008 và nhân rộng mô hình sang các khu vực phường Nguyễn Du, Thành Công, Láng Hạ nhưng kết quả là việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt ở Hà Nội không được duy trì.

Tại khu vực nội thành Hà Nội, hầu hết lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng ngày đã được thu gom nhưng tình trạng đổ chất thải tùy tiện vừa mất mỹ quan, vừa gây ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra ở không ít khu vực công cộng. Các chiến dịch phát động về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn chưa nhận được sự hưởng ứng đồng bộ của chính quyền, đơn vị thu gom chất thải rắn, cộng đồng dân cư nên hiệu quả không được như mong muốn.

Hiện, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn chủ yếu được tiến hành tại hộ gia đình đối với một số loại chất thải như giấy, bìa các-tông, kim loại được thu gom để bán; chất thải thực phẩm cho chăn nuôi được thực hiện để đáp ứng chỉ tiêu môi trường trong xây dựng nông thôn mới, còn các thành phần khác hầu hết không được phân loại mà để lẫn. Việc phân loại mang tính riêng lẻ, không đồng bộ, hiệu quả chưa cao… Ngoài ra, ở các địa phương chưa có nhiều chiến dịch phát động, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. 

Đặc biệt, khu vực miền núi thiếu quy hoạch các bãi tập kết chất thải tập trung, không quy định chỗ tập trung chất thải rắn, thiếu người và phương tiện chuyên chở đã hình thành bãi rác tự phát, làm cho tình trạng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn trở thành vấn đề nan giải khó quản lý. 

Đánh giá của Bộ Xây dựng, năm 2017, tại các địa phương như Hà Tĩnh, Đồng Nai đã thí điểm thực hiện 11/11 huyện, tỷ lệ hộ gia đình thực hiện là 20.132 hộ, số hộ thực hiện đúng quy trình chiếm 58,8%, tiến tới nhân rộng đối tượng thực hiện từ trường học, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung, khu công nghiệp, cơ quan hành chính… nhưng hầu hết các địa phương đều chưa thực hiện do thiếu nguồn lực đồng bộ từ thu gom, vận chuyển và xử lý từng loại chất thải đã phân loại. 

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, người dân chưa nhận thức được lợi ích kinh tế của việc phân loại, thu gom và tái chế chất thải rắn nên tỷ lệ thu gom so với lượng phát sinh còn thấp. Công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt chưa chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải. 

Nỗ lực tìm kiếm giải pháp

Thành phố Hồ Chí Minh thải ra khoảng 9.500 tấn chất thải rắn sinh hoạt/ngày, tương đương với tỷ lệ gần 1kg/người, mức tăng khoảng 6-10%/năm, việc tăng nhanh chóng chất thải rắn sinh hoạt đô thị với tính chất, thành phần đa dạng, phức tạp đã trở thành áp lực cho các nhà quản lý và các đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý. 

Cuối năm 2018, Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 44 quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn với 3 nhóm gồm chất thải hữu cơ dễ phân hủy, chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế và nhóm chất thải còn lại không bao gồm chất thải nguy hại. Từ tháng 5/2021, các cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải sẽ phân loại thành 2 nhóm gồm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế và nhóm chất thải còn lại. Đồng thời, tùy điều kiện kinh tế-xã hội, công nghệ, UBND Thành phố Hồ Chí Minh sẽ quy định cụ thể số lượng, thành phần nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế theo lộ trình để UBND các quận, huyện và thành phố Thủ Đức triển khai. 

Việc phân loại thành 2 nhóm giúp đơn vị thu gom, vận chuyển dễ thực hiện bởi phần rác tái chế, người dân có thể bán hoặc cho lực lượng thu gom, tạo thêm nguồn thu nhập và mang lại giá trị kinh tế, tạo nền tảng hình thành thị trường thu hồi-tái chế, tiến đến hình thành Trung tâm tái chế chất thải, góp phần xây dựng nền kinh tế tuần hoàn gắn với mục tiêu phát triển bền vững.

Công ty Môi trường Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh đã trình Sở Tài nguyên và Môi trường dự án “Xây dựng mạng lưới thu gom và xử lý chất thải tái chế từ Chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn”, nhằm quản lý, thu hồi, tái chế và tái sử dụng chất thải tái chế một cách hiệu quả, đồng thời giúp nâng cao nhận thức cộng đồng, thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất xanh, sản xuất không phát thải.

Tại Hà Nội, theo tính toán, với tốc độ đô thị hóa hiện nay, Hà Nội tăng khoảng 5% khối lượng rác thải/năm. Với tỉ lệ thu gom đạt 100% thì đến năm 2025, khối lượng rác cần xử lý ở Thủ đô khoảng 8.500 tấn/ngày. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên môi trường Đô thị Hà Nội đã thực hiện dự án “Phân loại rác tại nguồn gắn liền với thu gom và xử lý rác thải nhựa tại Hà Nội” từ tháng 8/2020 nhằm thay đổi thói quen vứt rác bừa bãi, tùy tiện, nâng cao ý thức phân loại rác của người dân. Công ty đã triển khai 7 điểm đổi rác lấy quà tại các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trung, Đống Đa, Ba Đình.

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 55/KH-UBND thực hiện chương trình quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2021, trong đó nhấn mạnh việc nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đối với sản xuất và tiêu dùng bền vững… Kế hoạch đề cập đến việc quyết liệt triển khai các giải pháp hạn chế, tiến tới loại bỏ, nói không với đồ nhựa dùng một lần trong đời sống xã hội.

Tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng thực hiện đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021-2025”, qua đó xây dựng, hình thành mạng lưới truyền thông cấp cơ sở và các phong trào rộng khắp theo cách tiếp cận tổng hợp, dựa trên cơ sở phối hợp hiệu quả với các tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội-nghề nghiệp như hội Nông dân, hội Nghề cá, hiệp hội Du lịch, hội Môi trường…

Phần cuối: Thay đổi, điều chỉnh hành vi theo hướng giảm thiểu chất thải

Minh Nguyệt (TTXVN)