Đăng bởi Để lại phản hồi

Chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam- Phần 2: Phân loại rác tại nguồn mới mang tính thử nghiệm

Phân loại rác tại nguồn nhằm tách các chất thải có giá trị tái chế cao ngay tại nguồn thải, đặc biệt là thành phần hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học chiếm tỷ lệ cao từ 60-80%, tạo nguồn hữu cơ “sạch” để chế biến phân hữu cơ có chất lượng cao.

Phân loại chất thải tại nguồn còn góp phần tạo nguồn nguyên liệu cho hoạt động tái chế, giảm khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp khi khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ngày càng tăng, diện tích cho chôn lấp bị hạn chế. 

Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn có vai trò quyết định và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống quản lý chất thải rắn. Tuy nhiên, chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam hầu hết chưa được phân loại tại nguồn. Các chương trình phân loại tại các địa phương mang tính thử nghiệm, chưa đồng bộ, quyết liệt và chính thức hóa.

Chú thích ảnh
Các thùng thu gom chất thải đã phân loại được dán nhãn rõ ràng để người dân dễ nhận biết. Ảnh: Xuân Dự/TTXVN

Kết quả không bền vững

Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam hiện nay cũng tương tự như Hàn Quốc, Nhật Bản trước đây, việc phân loại rác tại nguồn gần như ở con số không. Các giải pháp mang tính phong trào còn ít và chưa đủ mạnh để thay đổi tình thế.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thành phố Hồ Chí Minh đã thí điểm phân loại rác tại nguồn từ những năm 1999, bắt đầu từ một cụm dân cư hoặc một phường trong quận, giai đoạn 2015-2016 nhân rộng trên địa bàn 6 quận và sau đó nhân rộng tại 24 quận/huyện từ năm 2017 đến nay.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù UBND Thành phố đã đưa ra nhiều quyết định để tổ chức phân loại rác tại nguồn nhưng công tác này chưa được triển khai đồng bộ và chưa được quan tâm đúng mức do các hộ gia đình, chủ nguồn thải chưa chủ động phân loại. Công tác tuyên truyền và triển khai giữa các địa phương chưa đồng bộ nên hiệu quả phân loại chưa cao. Thành phố đang tập trung tuyên truyền, vận động là chính, chưa kiểm tra, xử phạt theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP đối với hành vi không phân loại chất thải rắn tại nguồn. Bên cạnh đó, UBND các quận, huyện chưa tổ chức phương án thu gom riêng chất thải sau phân loại. 

Tại Bắc Ninh, năm 2014, tỉnh đã triển khai thí điểm 2 mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh và xã Cao Đức, huyện Gia Bình. Năm 2018, tỉnh triển khai thí điểm tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài và xã Liên Bảo, huyện Tiên Du. Mặc dù các mô hình thí điểm đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn tồn tại bất cập như một số hộ gia đình chưa thực hiện tốt phân loại chất thải rắn tại nguồn, giữ thói quen vứt chất thải tùy tiện hoặc sử dụng các thùng phân loại chất thải rắn sinh hoạt được phát vào mục đích khác. Chất thải rắn sau khi phân loại không được thu gom, vận chuyển riêng mà thu gom, vận chuyển chung một phương tiện nên hiệu quả chưa cao. 

Thành phố Hà Nội cũng thí điểm mô hình thu gom, phân loại rác tại nguồn từ năm 2007 trên địa bàn phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, đồng thời, đưa khái niệm mô hình thu gom, phân loại, xử lý chất thải vào chương trình giáo dục tiểu học năm học 2007-2008 và nhân rộng mô hình sang các khu vực phường Nguyễn Du, Thành Công, Láng Hạ nhưng kết quả là việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt ở Hà Nội không được duy trì.

Tại khu vực nội thành Hà Nội, hầu hết lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng ngày đã được thu gom nhưng tình trạng đổ chất thải tùy tiện vừa mất mỹ quan, vừa gây ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra ở không ít khu vực công cộng. Các chiến dịch phát động về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn chưa nhận được sự hưởng ứng đồng bộ của chính quyền, đơn vị thu gom chất thải rắn, cộng đồng dân cư nên hiệu quả không được như mong muốn.

Hiện, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn chủ yếu được tiến hành tại hộ gia đình đối với một số loại chất thải như giấy, bìa các-tông, kim loại được thu gom để bán; chất thải thực phẩm cho chăn nuôi được thực hiện để đáp ứng chỉ tiêu môi trường trong xây dựng nông thôn mới, còn các thành phần khác hầu hết không được phân loại mà để lẫn. Việc phân loại mang tính riêng lẻ, không đồng bộ, hiệu quả chưa cao… Ngoài ra, ở các địa phương chưa có nhiều chiến dịch phát động, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. 

Đặc biệt, khu vực miền núi thiếu quy hoạch các bãi tập kết chất thải tập trung, không quy định chỗ tập trung chất thải rắn, thiếu người và phương tiện chuyên chở đã hình thành bãi rác tự phát, làm cho tình trạng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn trở thành vấn đề nan giải khó quản lý. 

Đánh giá của Bộ Xây dựng, năm 2017, tại các địa phương như Hà Tĩnh, Đồng Nai đã thí điểm thực hiện 11/11 huyện, tỷ lệ hộ gia đình thực hiện là 20.132 hộ, số hộ thực hiện đúng quy trình chiếm 58,8%, tiến tới nhân rộng đối tượng thực hiện từ trường học, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung, khu công nghiệp, cơ quan hành chính… nhưng hầu hết các địa phương đều chưa thực hiện do thiếu nguồn lực đồng bộ từ thu gom, vận chuyển và xử lý từng loại chất thải đã phân loại. 

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, người dân chưa nhận thức được lợi ích kinh tế của việc phân loại, thu gom và tái chế chất thải rắn nên tỷ lệ thu gom so với lượng phát sinh còn thấp. Công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt chưa chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải. 

Nỗ lực tìm kiếm giải pháp

Thành phố Hồ Chí Minh thải ra khoảng 9.500 tấn chất thải rắn sinh hoạt/ngày, tương đương với tỷ lệ gần 1kg/người, mức tăng khoảng 6-10%/năm, việc tăng nhanh chóng chất thải rắn sinh hoạt đô thị với tính chất, thành phần đa dạng, phức tạp đã trở thành áp lực cho các nhà quản lý và các đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý. 

Cuối năm 2018, Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 44 quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn với 3 nhóm gồm chất thải hữu cơ dễ phân hủy, chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế và nhóm chất thải còn lại không bao gồm chất thải nguy hại. Từ tháng 5/2021, các cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải sẽ phân loại thành 2 nhóm gồm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế và nhóm chất thải còn lại. Đồng thời, tùy điều kiện kinh tế-xã hội, công nghệ, UBND Thành phố Hồ Chí Minh sẽ quy định cụ thể số lượng, thành phần nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế theo lộ trình để UBND các quận, huyện và thành phố Thủ Đức triển khai. 

Việc phân loại thành 2 nhóm giúp đơn vị thu gom, vận chuyển dễ thực hiện bởi phần rác tái chế, người dân có thể bán hoặc cho lực lượng thu gom, tạo thêm nguồn thu nhập và mang lại giá trị kinh tế, tạo nền tảng hình thành thị trường thu hồi-tái chế, tiến đến hình thành Trung tâm tái chế chất thải, góp phần xây dựng nền kinh tế tuần hoàn gắn với mục tiêu phát triển bền vững.

Công ty Môi trường Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh đã trình Sở Tài nguyên và Môi trường dự án “Xây dựng mạng lưới thu gom và xử lý chất thải tái chế từ Chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn”, nhằm quản lý, thu hồi, tái chế và tái sử dụng chất thải tái chế một cách hiệu quả, đồng thời giúp nâng cao nhận thức cộng đồng, thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất xanh, sản xuất không phát thải.

Tại Hà Nội, theo tính toán, với tốc độ đô thị hóa hiện nay, Hà Nội tăng khoảng 5% khối lượng rác thải/năm. Với tỉ lệ thu gom đạt 100% thì đến năm 2025, khối lượng rác cần xử lý ở Thủ đô khoảng 8.500 tấn/ngày. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên môi trường Đô thị Hà Nội đã thực hiện dự án “Phân loại rác tại nguồn gắn liền với thu gom và xử lý rác thải nhựa tại Hà Nội” từ tháng 8/2020 nhằm thay đổi thói quen vứt rác bừa bãi, tùy tiện, nâng cao ý thức phân loại rác của người dân. Công ty đã triển khai 7 điểm đổi rác lấy quà tại các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trung, Đống Đa, Ba Đình.

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 55/KH-UBND thực hiện chương trình quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2021, trong đó nhấn mạnh việc nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đối với sản xuất và tiêu dùng bền vững… Kế hoạch đề cập đến việc quyết liệt triển khai các giải pháp hạn chế, tiến tới loại bỏ, nói không với đồ nhựa dùng một lần trong đời sống xã hội.

Tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng thực hiện đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021-2025”, qua đó xây dựng, hình thành mạng lưới truyền thông cấp cơ sở và các phong trào rộng khắp theo cách tiếp cận tổng hợp, dựa trên cơ sở phối hợp hiệu quả với các tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội-nghề nghiệp như hội Nông dân, hội Nghề cá, hiệp hội Du lịch, hội Môi trường…

Phần cuối: Thay đổi, điều chỉnh hành vi theo hướng giảm thiểu chất thải

Minh Nguyệt (TTXVN)

Đăng bởi Để lại phản hồi

Chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam – Phần 1: Gia tăng chất thải rắn gây áp lực lớn đến môi trường

Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ cùng với sự gia tăng dân số kéo theo lượng chất thải rắn sinh hoạt gia tăng cả về khối lượng và chủng loại.

Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt còn nhiều bất cập như tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt nông thôn chưa cao, chưa được phân loại tại nguồn, tỷ lệ tái chế còn thấp, phương thức xử lý chủ yếu là chôn lấp không hợp vệ sinh… đã trở thành vấn đề nổi cộm, bức xúc ở nhiều địa phương.

Chú thích ảnh
Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình. Ảnh tư liệu: Minh Đức/TTXVN

Phần 1: Gia tăng chất thải rắn gây áp lực lớn đến môi trường

Theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), lượng chất thải rắn sinh hoạt đã và đang gia tăng về cả số lượng, thành phần và tính chất, gây áp lực rất lớn đến môi trường. Ước tính, hiện nay trên cả nước lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 60.000 tấn/ngày, trong đó khu vực đô thị chiếm 60%. Đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dự báo tăng 10-16%/năm. 

Những vấn nạn đối với xử lý chất thải rắn sinh hoạt 

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia công bố năm 2020 cho thấy, phân tích thành phần trong chất thải chỉ ra sự thay đổi lối sống của cư dân đô thị, nếu trước đây, chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao từ 80-96% thì đến năm 2017 giảm xuống còn 50-70%; thành phần giấy và kim loại trong chất thải rắn sinh hoạt thay đổi tuỳ thuộc vào nguồn phát sinh và có xu hướng tăng dần… Bên cạnh đó, nhiều thành phần khó xử lý và khó tái chế như vải, da, cao su có tỷ lệ thấp thì nay có chiều hướng tăng qua các năm. Ngoài ra, sự gia tăng chất thải nhựa trong thành phần chất thải rắn sinh hoạt là một trong những vấn nạn đối với xử lý chất thải rắn sinh hoạt của Việt Nam. 

Số liệu thống kê thành phần chất thải rắn sinh hoạt của Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009-2017 cho thấy thành phần thực phẩm của hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao hơn các thành phần khác và thay đổi theo chiều hướng giảm dần từ 74,3% xuống 59,2%. Trong khi đó, thành phần nhựa tăng từ 5,5% lên 13,9%. Điều này phù hợp với xu hướng tăng tỷ lệ tiêu thụ nhựa trên đầu người của Việt Nam từ 33kg/năm 2010 lên 41kg/năm 2015 vì sự tiện ích và giá thành rẻ của các sản phẩm nhựa. Tuy nhiên, do giá trị kinh tế thấp nên một số loại nhựa thải không được thu mua, tồn tại từ 16-16,4% trong các bãi chôn lấp, 13,7% trong nhà máy compost.

Giai đoạn 2010-2015, ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp có tăng trưởng cao nhất Việt Nam với mức tăng từ 16-18%/năm. Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam, năm 2018, sản lượng sản xuất ngành nhựa tăng 7%, đạt 8,3 triệu tấn/năm, trong đó sản xuất nhựa bao bì chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị của ngành đạt tới 36%. 

Hiện cả nước có khoảng 2.000 doanh nghiệp nhựa, trong đó 450 doanh nghiệp sản xuất bao bì đã tạo ra lượng chất thải nhựa hàng ngày, bao gồm cả túi nilon khó phân hủy chiếm khối lượng khá lớn do được cung cấp miễn phí từ các cửa hàng. Chất thải nhựa phát sinh chủ yếu từ các hoạt động sinh hoạt, tiêu dùng của người dân, sản xuất của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Gần 50% sản phẩm nhựa được thiết kế, sản xuất phục vụ mục đích sử dụng một lần và sau đó thải bỏ nhưng chỉ một phần được thu hồi-tái chế. 

Theo một nghiên cứu năm 2020 do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam về hành vi người tiêu dùng nhựa sử dụng 1 lần tại 9 tỉnh, thành phố cho thấy, Việt Nam phát sinh khoảng 22 triệu tấn chất thải rắn sinh hoạt, trong đó 10% là chất thải nhựa. Tốc độ gia tăng lượng chất thải rắn sinh hoạt giai đoạn 2021-2030 trung bình 6%/năm, dân số tăng và mức tiêu dùng bình quân đầu người tăng cùng với sự tăng trưởng kinh tế kéo theo sự gia tăng chất thải nhựa do tiêu dùng nhiều hơn nên xả thải nhựa dùng một lần nhiều hơn.

Nghiên cứu đã chỉ ra việc thiếu hiểu biết về các nguy hại của nhựa dùng một lần với sức khỏe và làm cản trở việc thực hiện các hành vi tích cực…  

Nhiều chương trình được lan tỏa

Chú thích ảnh
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi Yên, Nghệ An. Ảnh: Tá Chuyên/TTXVN

Giai đoạn “ô nhiễm trắng” đã trở thành vấn nạn toàn cầu, con người đã nhận ra sự nguy hiểm, bắt đầu thay đổi, có ý thức chống rác thải nhựa. Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào chống rác thải nhựa trên phạm vi toàn quốc. Sau 2 năm, nhiều hành động cụ thể, nhiều chương trình được lan tỏa, đặc biệt tạo bước chuyển biến mạnh mẽ phương thức sản xuất và thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo ký kết chương trình phối hợp công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2019-2025, với mục đích đẩy mạnh bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng đưa nội dung giáo dục về giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn; hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi nilon khó phân hủy. 

Các tập đoàn sản xuất, phân phối bán lẻ lớn đã hình thành các Liên minh chống rác thải nhựa, Liên minh tái chế bao bì Việt Nam với 40 doanh nghiệp lớn như: TH Group, Coca-Cola, La Vie, Nestle, Nutifood… tham gia vào các chương trình tái chế rác thải nhựa. Thỏa thuận thiết lập hợp tác công-tư về xây dựng kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam đã được nhiều đơn vị tham gia thực hiện.

Hiện nay, các nhà bán lẻ và siêu thị đã có nhiều nỗ lực trong việc giảm thiểu túi nilon như khuyến khích dùng túi sử dụng nhiều lần, chương trình tích điểm khi không sử dụng túi nilon. Các doanh nghiệp như Co.op mart Việt Nam, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh, siêu thị Big C Đà Nẵng, Big C Hà Nội… đã sử dụng phương pháp bọc hàng hóa, sản phẩm bằng lá chuối thay thế dần túi nilon. Các hãng hàng không Vietjet, Bamboo sẽ đặt trọng tâm về kế hoạch sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường trên các chuyến bay. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức, đơn vị tư nhân trên cả nước đã đứng ra vận động người dân mang đổi vỏ chai nhựa để lấy cây xanh, nhiều cửa hàng nước giải khát không phục ống hút nhựa đi kèm, thay bằng ống hút giấy, dùng cốc sử dụng nhiều lần… 

Mặc dù vậy, nhiều nơi, túi nilon hiện vẫn đang được phát miễn phí cho khách hàng. Trước thực tế này, tại các đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã có kế hoạch liên quan đến sản phẩm nhựa, điển hình UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 55/KH-UBND thực hiện chương trình quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2021, trong đó nhấn mạnh việc nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đối với sản xuất và tiêu dùng bền vững…

UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch về việc tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn thành phố giai đoạn đến năm 2030. Đồng thời, yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị-xã hội phải gương mẫu, tích cực và đi đầu trong việc giảm thiểu, tái sử dụng chất thải nhựa; không sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần tại công sở, hội nghị, hội thảo và các ngày lễ, ngày kỷ niệm; hạn chế sử dụng băng rôn, khẩu hiệu… dùng một lần chuyển sang sử dụng các trang thiết bị điện tử phục vụ cho công tác tuyên truyền.

Thành phố Hồ Chí Minh cũng đặt mục tiêu đến hết năm 2021, 100% hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố sẽ sử dụng các loại bao bì thân thiện môi trường để thay thế túi nilon khó phân hủy. Đồng thời, các tiểu thương tại các chợ dân sinh sẽ giảm 50% sử dụng bao bì nilon khó phân hủy trong việc đóng gói, đựng sản phẩm cho người tiêu dùng.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Phương, Viện Xã hội học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho rằng, cần tăng cường vận động chính sách, xây dựng các hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp, các tổ chức và cộng đồng trong việc cùng nhau cam kết giảm thiểu nhựa dùng một lần; lồng ghép hình ảnh, các câu chuyện, hành động, thực hành tốt về giảm thiểu nhựa dùng một lần qua các chương trình giải trí, điện ảnh, sân khấu trên các kênh truyền thông đại chúng; hỗ trợ các nhóm thiện nguyện, các tổ, đội, nhóm phi chính thức trong các hoạt động về bảo vệ môi trường bằng nguồn kinh phí, hoặc thông qua các biện pháp vinh danh.

Các giải pháp khác như xây dựng mô hình thử nghiệm phân loại rác từ nguồn, các biện pháp thưởng-phạt, phân loại, xếp hạng đối với những đơn vị, tổ chức đang lạm dụng sử dụng nhựa dùng một lần; hướng tới xây dựng nhận thức mới trong xã hội về giảm thiểu tiêu dùng các sản phẩm nhựa dùng một lần; khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ thu gom và xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa dùng một lần với phương châm “rác là nguồn tài nguyên”.

Phần 2: Phân loại rác tại nguồn mới mang tính thử nghiệm

Minh Nguyệt (TTXVN)

Đăng bởi Để lại phản hồi

Ô nhiễm vi nhựa ở Việt Nam – Phần 1

Phần 1 – Báo động mức độ ô nhiễm

Tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rác thải nhựa đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển bền vững.

Đặc biệt, việc phân loại rác tại nguồn, tái sử dụng, tái chế, xử lý rác thải chưa đồng bộ, hiệu quả; các giải pháp giảm thiểu chất thải rắn trong sinh hoạt chưa được chú trọng, việc áp dụng các công nghệ sản xuất sạch, thân thiện với môi trường còn hạn chế… 

Rác thải nhựa dạt vào khu vực bãi biển ở xã đảo Tam Hải (Núi Thành, Quảng Nam). Ảnh tư liệu: Trần Tĩnh/TTXVN

Theo báo cáo của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN 2017), ước tính lượng phát thải vi nhựa hàng năm có nguồn gốc từ hóa dầu vào môi trường tương đương khoảng 11,7 triệu tấn. Trong đó, 3,2 triệu tấn nhựa từ các nguồn khác nhau đã ở dạng vi nhựa trước khi phát tán ra môi trường (được gọi là “vi nhựa sơ cấp”), cùng với 8 triệu tấn khác được tạo ra do sự phân rã của các mảnh nhựa lớn khác tồn tại trong môi trường.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi sự đánh giá chính xác hơn nữa về vi nhựa và kiểm soát vi nhựa nhằm đẩy lùi ô nhiễm nhựa. Trong một báo cáo về “Vi nhựa trong nước uống” được công bố bởi WHO năm 2019, các tác động lên sức khỏe con người do vi nhựa, các chất hóa học từ vòi nước và nước uống là không đáng kể, tuy nhiên các tác động gián tiếp lên con người từ các hệ sinh thái, chuỗi thức ăn bị ô nhiễm nhựa đáng báo động.

Ô nhiễm môi trường biển

Thông qua dự án COMPOSE (Xây dựng trung tâm quan trắc về nhựa trong xã hội và môi trường), Tiến sỹ Emilie Strady, chuyên gia Viện nghiên cứu vì sự Phát triển Pháp (IRD) đã tiến hành đánh giá nồng độ vi nhựa trong các môi trường nước ngọt và biển ở Việt Nam cho thấy phạm vi ô nhiễm vi nhựa có liên quan đến các hoạt động nhân sinh xung quanh sử dụng nhựa như nghề cá, nuôi trồng thủy sản, hộ gia đình, bãi rác, áp lực đô thị lên môi trường và việc thải trực tiếp nước thải, đã qua xử lý hoặc chưa qua xử lý.

Nồng độ vi nhựa được quan sát thấy ở các vịnh thấp hơn nồng độ vi nhựa được ghi nhận tại các sông. Cụ thể, ở các sông, vi nhựa thể hiện sự biến đổi nồng độ đa dạng từ 2,3 hạt/m3 ở sông Hồng đến 2.522 hạt/m3 ở sông Tô Lịch với nồng độ thấp hơn ở sông chính và nồng độ cao hơn ở các sông nhỏ và đô thị, đặc biệt ở các vùng tiếp nhận nước thải chưa qua xử lý. Trong các vịnh, nồng độ vi nhựa thay đổi từ 0,4 hạt/m3 ở vịnh Cửa Lục đến 28,4 hạt/m3 ở cửa sông Dinh.

Có hai nguồn phát thải vi nhựa ra môi trường gồm nguồn sơ cấp do sản xuất hạt nhựa, mài mòn công nghệ, in 3D, mỹ phẩm… nguồn thứ cấp do phân rã từ chất thải nhựa lớn do tia UV, nhiệt, sống…Nhiều hạt vi nhựa có trong nước ở các sông do hoạt động của con người và do chất thải thải ra sông, từ sông đổ ra biển.

Vi nhựa gây tác hại nghiêm trọng đến sinh vật và khí quyển

Bà Lê Kiều Thủy Chung, Khoa Kỹ thuật địa chất và Dầu khí, Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh cho biết: Theo nghiên cứu của trường, vi nhựa đã được tìm thấy trong các cơ quan khác nhau của các loài sinh thủy sinh ở Việt Nam, trong đó, cơ quan tiêu hóa và mang là nơi tích lũy phần lớn các vi nhựa. Mức độ ô nhiễm vi nhựa trong thủy sinh ở Việt Nam tương đối cao so với các sinh vật hai mảnh vỏ ở châu Âu hay một số loài cá ở vùng biển Địa Trung Hải.

Ngoài ra, tác động của các hoạt động tại địa phương như: Áp lực dân số cao, hoạt động sản xuất công nghiệp và quy trình xử lý nước thải dẫn đến sự tích lũy vi nhựa dạng sợi nhiều hơn so với dạng mảnh. Điều này dẫn đến việc lan truyền và tích lũy vi nhựa cũng như các chất ô nhiễm khác từ sinh vật bậc thấp đến sinh vật bậc cao và thậm chí là trong cơ thể con người thông qua chuỗi thức ăn. Với kích thước nhỏ gọn dễ phát tán, chỉ trong thời gian ngắn, vi nhựa đã có mặt khắp nơi gây ra tình trạng ô nhiễm vi nhựa ngày càn lan rộng, ảnh hưởng tới môi trường sống.

Kết quả nghiên cứu của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cũng cho thấy, các loài sinh vật biển và chim biển thường ăn nhựa và vi nhựa do nhầm lẫn đó là thức ăn, lâu dần khi dạ dày không có chỗ chứa, chúng sẽ chết do trong bụng chứa đầy nhựa và vi nhựa. Một cách khác, các loài sinh vật phù du sẽ ăn vi nhựa, cá bé lại ăn sinh vật phù du và bị nhiễm nhựa, cá lớn lại ăn cá bé và bị nhiễm vi nhựa, lâu dần cũng sẽ chết. Vì thế, số lượng sinh vật biển giảm đi đáng kể, rõ rệt . Bên cạnh đó, con người ăn các loài sinh vật biển sẽ tích lũy vi nhựa trong cơ thể.

Còn theo ông Trương Trần Nguyễn Sang, Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, các sợi hoặc mảnh vi nhựa dẻo trong các bụi khí quyển ở TP Hồ Chí Minh được tìm thấy trong tất cả các mẫu. Dòng lắng đọng của vi nhựa thay đổi theo các xu hướng khác nhau tại mỗi địa điểm lấy mẫu trong một năm có thể liên quan đến các yếu tố như mật độ dân số, không gian chiếm dụng hoặc điều kiện thời tiết như lượng mưa và hướng gió. Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm khí quyển ở TP Hồ Chí Minh chủ yếu là do các yếu tố như: Áp lực dân số cao 8,5 triệu (GSO, 2018) với mật độ 4.171 người/km2; công nghiệp dệt may tại địa phương; các hoạt động của con người như bãi chôn lấp và công trường xây dựng; thói quen của người dân địa phương và sự khác biệt về mức độ quản lý chất thải… Vì vậy, vi nhựa trong không khí nên coi là chất ô nhiễm mới do vận chuyển xa và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Phần 2: Cần hoàn thiện chính sách quản lý 

Lý Thanh Hương (TTXVN)

Đăng bởi Để lại phản hồi

Ô nhiễm vi nhựa ở Việt Nam – Phần 2

Phần 2: Cần hoàn thiện chính sách quản lý

Các sản phẩm nhựa đang được sử dụng rộng rãi nhưng công tác quản lý sau sử dụng chưa hiệu quả đã để lại những hệ lụy và hậu quả nghiêm trọng.

Do vậy, Việt Nam đang từng bước giảm dần và tiến tới loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm nhựa. Cần xây dựng lộ trình, cơ chế chính sách, pháp luật để hình thành, vận hành mô hình kinh tế tuần hoàn, đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững Liên hợp quốc. 

Một bãi thu gom rác thải nhựa để tái chế tại Lào Cai. Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN

Thiếu những công trình nghiên cứu tác động của vi nhựa

Theo số liệu của Liên hợp quốc, quản lý nhựa trên toàn cầu vẫn ở mức kém khi chỉ có 9% được tái chế, 12% được đốt và gần 70% chôn lấp hoặc thải bỏ. Các nhà khoa học cho rằng, trước những tác hại mà nhựa đem lại cho môi trường, con người cần phải hành động để thay đổi.

Thực tế, có rất ít công trình khoa học nghiên cứu sâu về tác động của các loại hạt vi nhựa đến sức khỏe lâu dài của con người và động vật (Trẻ bú bình có thể nuốt hàng triệu hạt vi nhựa). Một số nghiên cứu đã xác định sự phân bố và hàm lượng vi nhựa trong các mẫu trầm tích và môi trường nước nhưng chưa đánh giá tổng thể về nguồn phát sinh (từ các sản phẩm tẩy rửa, mỹ phẩm, hoạt động giặt là, dệt may, giao thông…) và thực trạng vi nhựa trong môi trường (đất, nước, không khí…).

Theo kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, sông Sài Gòn mật độ vi nhựa dạng sợi tại mỗi điểm từ 172.000 sợi vi nhựa/m3 nước đến 519.000 sợi vi nhựa/m3 nước; dạng mảnh từ 10 sợi vi nhựa/m3 nước đến 223 sợi vi nhựa/m3 nước. Trầm tích bãi triều huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa có hàm lượng hạt vi nhựa từ 0.02 – 0.0798g/kg với giá trị trung bình 0.0229 – 0.0089 g/kg, tương ứng với 2532 – 6875 mảnh vi nhựa/kg trầm tích. Ở vùng biển Tiền Giang, Cần Giờ và Bà Rịa-Vũng Tàu, mật độ vi nhựa dao động từ 0.04 – 0.82 sợi vi nhựa/m3 nước biển, thấp nhất ở vùng Cần Giờ và cao nhất ở vùng Tiền Giang. Thực tế, có ít tài liệu, báo cáo rà soát các văn bản, chính sách kiểm soát ô nhiễm vi nhựa đã được ban hành nhưng chưa được cập nhật đầy đủ.

Ông Nguyễn Trung Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường cho biết: Theo Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 4/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đã đặt ra một loạt các mục tiêu để giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa, bao gồm cắt giảm một nửa lượng chất thải nhựa trong môi trường biển vào năm 2025; giảm thiểu 75% lượng chất thải nhựa trên biển vào năm 2030; loại bỏ hoàn toàn đồ nhựa sử dụng một lần và túi ni-lon khó phân hủy tại các điểm du lịch ven biển và các khu bảo tồn biển vào năm 2030.

Theo đó, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách pháp luật về quản lý chất thải nhựa. Tuy nhiên, hiện, vẫn chưa có quy định về giảm chất thải từ các sản phẩm nhựa sử dụng một lần; việc tái chế chất thải nhựa chưa được triển khai một cách chính thức.

Bên cạnh đó, còn tồn tại khoảng trống trong tri thức, hiểu biết và chính sách pháp luật về quản lý ô nhiễm vi nhựa từ các nguồn sơ cấp. Ngoài ra, còn nhiều vướng mắc, bất cập trong áp dụng thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni-lon và việc thu hồi các sản phẩm trong danh mục theo Quyết định số 16/QĐ-TTg chưa được triển khai; chưa có quy định về vi nhựa trong xử lý nước thải, quản lý chất lượng không khí.

Hoàn thiện chính sách pháp luật để quản lý nhựa

Để quản lý ô nhiễm vi nhựa ở Việt Nam một cách hiệu quả, theo ông Nguyễn Trung Thắng, Việt Nam cần xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 về quản lý chất thải nhựa và kiểm soát ô nhiễm vi nhựa; đưa nội dung về quản lý chất thải nhựa và kiểm soát ô nhiễm vi nhựa vào các quy định của Luật Tài nguyên Môi trường biển, hải đảo sửa đổi, các luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành; lồng ghép nội dung về phát triển kinh tế tuần hoàn, quản lý chất thải nhựa và kiểm soát ô nhiễm vi nhựa trong các chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực.

Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng nhằm giảm thiểu việc thải bỏ chất thải nhựa, vi nhựa vào môi trường. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong quản lý chất thải nhựa, vi nhựa và sản xuất các nguyên liệu nhựa sinh học, sản phẩm thân thiện với môi trường. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế về quản lý nhựa và vi nhựa; tăng cường thực thi, tuân thủ chính sách pháp luật về quản lý chất thải nhựa và vi nhựa thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Ông Trương Trần Nguyễn Sang, Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh cho rằng, việc giám sát quốc gia về vi nhựa trong không khí là cần thiết để hiểu mức độ lắng đọng khác nhau ở các khu vực khác nhau và hậu quả tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người. Cảnh báo người dân địa phương về sự hiện diện của vi nhựa trong khí quyển và rủi ro tiềm ẩn. Chính sách giảm thiểu khối lượng chất thải nhựa và khuyến khích sử dụng các giải pháp thân thiện với môi trường hơn trong xử lý chất thải. Do đó, việc giảm thiểu chất thải nhựa và hạn chế sử dụng các đồ nhựa, đặc biệt là đồ dùng một lần hoặc thay thế đồ nhựa vật liệu trong cuộc sống hàng ngày là giải pháp ưu tiên.

Còn theo ông Vũ Minh Lý, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), để giảm thiểu, chống ô nhiễm rác thải nhựa ở Việt Nam, tháng 6/2019, Thủ tướng Chính phủ đã phát động phong trào nói không với rác thải nhựa trên phạm vi toàn quốc. Tất cả các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng kế hoạch, hành động giảm thiểu rác thải nhựa, đặc biệt là sản phẩm nhựa dùng một lần và chất hữu cơ khó phân hủy. Do vậy, thời gian tới, Việt Nam cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, tăng thuế đối với các doanh nghiệp sản xuất túi ni-lon và đồ nhựa dùng một lần; đầu tư phát triển công nghệ tái chế, xử lý rác thải nhựa độc hại từ hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời, các cơ quan có trách nhiệm cần tăng cường mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng truyền thông cho cán bộ môi trường các bộ, ngành, địa phương, đơn vị.

Bên cạnh đó, cần tập trung nguồn lực đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng trong chống rác thải nhựa. Giải pháp đột phá vẫn là thay đổi nhận thức, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa một lần trong sinh hoạt của người dân; thay đổi hành vi sản xuất kinh doanh sản phẩm nhựa, xả thải gây ô nhiễm môi trường.

Phần 1: Báo động mức độ nguy hiểm

Nguồn: Lý Thanh Hương (TTXVN)

Đăng bởi Để lại phản hồi

Làng nghề đan cỏ bàng truyền thống ở Tiền Giang

Dưới bàn tay khéo léo của những người làm nghề, từ nguyên liệu là cây cỏ bàng, rất nhiều sản phẩm đẹp, có giá trị như đệm, túi xách, mũ, nón… đã được tạo nên. Đầu xuân mới, mời bạn ghé qua huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang để thăm làng nghề này.

Nghề đan cỏ bàng xuất hiện ở huyện Tân Phước từ rất lâu. Trước đây, như nhiều khu vực khác của vùng đất mới Nam Bộ, cây cỏ bàng mọc hoang dại rất nhiều ở Tân Phước. Khi khô đi, thân cỏ bàng rất chắc, bền. Người địa phương dùng thân cỏ bàng khô đan thành các vật dụng dùng trong gia đình như: Giỏ xách, đệm ngủ, manh thưa lót trái cây, nón đội đầu… 

Trước đây cây cỏ bàng mọc hoang dại, nhưng giờ được trồng như một loại cây chuyên canh.
Cỏ bàng được phân loại ra thành bó, theo kích thước dài ngắn khác nhau. Những bó như vậy được gọi là “neo”.
Bàng phải được phơi qua 2 nắng cho đủ khô.
Cách phơi cỏ bàng “rẽ quạt” của người làm nghề
Đối với những hộ chỉ trồng cỏ bàng chứ không đan thì có thể bán bàng tươi mới cắt, hoặc bàng đã phơi khô.
Cọng cỏ bàng trước khi đan còn phải ép qua máy để cọng mỏng đều và khô tuyệt đối.
Một hộ gia đình làm nghề đan bàng.
Đan những tấm nệm lớn.
Người đan phải rất khéo tay.
Những chiếc giỏ này rất phổ biến ở Nam Bộ.
Nón và giỏ được đan gần thành thành phẩm. Tiền công đan mỗi chiếc nón là từ 1-2 ngàn đồng.
Những tấm đệm dù chỉ một màu và đan bằng một nguyên liệu là cọng cỏ bàng, nhưng nếu nhìn kĩ, bạn sẽ thấy những hoa văn hiện lên nhờ cách sắp xếp cọng, hướng đan của người làm nghề.

Nguồn: Đoàn Thanh Huy, Pháp Luật Xã Hội

Xem các sản phẩm từ cỏ bàng

Đăng bởi Để lại phản hồi

Ống hút tre dùng được bao lâu? Có tái sử dụng được không?

TẠI SAO NÊN SỬ DỤNG ỐNG HÚT TRE?

Hiện nay, các loại ống hút thân thiện môi trường đặc biệt là ống hút tre ngày càng phổ biến và sử dụng rộng rãi trên hầu hết các nước. Sự tin dùng của khách hàng đối với dòng sản phẩm ống hút tre của Việt Nam đến từ nhiều lý do:

  • Tre là biểu tượng của Việt Nam vì thế sản phẩm ống hút tre có thể quảng bá hình ảnh đất nước đến mọi nơi.
  • Tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, tạo công ăn việc làm cho bà con
  • Được làm hoàn toàn từ tre tự nhiên, không sử dụng các chất độc hại trong sản xuất, đảm bảo sức khỏe của người dung
  • Giá sản phẩm ở mức tương đối hợp lý nên khách hàng dễ tiếp cận

So sánh ống hút tre và ống hút inox

CÓ TÁI SỬ DỤNG ỐNG HÚT TRE ĐƯỢC KHÔNG?

Ống hút tre có thể tái sử dụng được vì ống hút tre chắc chắn, cứng cáp, không bị rã hay vỡ trong nước khi dung torng thời gian dài như ống hút gạo, ống hút cỏ,…

Tùy thuộc vào cách bảo quản của người mà thời gian tái sử dụng có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng.

CÁCH BẢN QUẢN ỐNG HÚT TRE

Để có thể tái sử dụng ống hút tre nhiều lần, cần chú ý bảo quản đúng cách để ống hút tre không bị nấm mốc hay mối mọt:

  • Khi mới mua về chưa sử dụng ngay: Cần bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh nơi có độ ẩm cao.
  • Sau khi sử dụng: Cần rửa bằng nước sạch và sử dụng cọ rửa (thông thường là cọ rửa bằng xơ dừa hoặc nilong được bán kèm) để rửa trôi các cặn bẩn trong lồng ống. Nếu có thể, nên luộc qua nước sôi để diệt khuẩn tốt hơn. Sau đó mang phơi thật khô để tiếp tục sử dụng.

Hiện nay, ống hút tre là sự lựa chọn phổ biến nhất dành cho cá cá nhân cũng như các quán café, resort, homestay,…Để có được những sản phẩm chất lượng nhất, bạn cần tìm đến các công ty chuyên cung cấp có uy tín.

The Greenmart Vietnam là công ty chuyên cung cấp ống hút và các vật dụng từ tre số lượng lớn, giá cả hợp lý với nhiều chính sách ưu đãi, sẵn sang hỗ trợ bạn khi bạn có nhu cầu. Chúng tôi cam kết:

  • Sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, không sử dụng chất độc hại trong sản xuất
  • Hỗ trợ giá tốt cho mọi khách hàng
  • Khắc tên, logo laser lên ống hút nếu khách hàng có yêu cầu.

Để được tư vấn thêm, xin quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi qua:

Đăng bởi Để lại phản hồi

So sánh ống hút tre và ống hút inox

Ưu, nhược điểm của ống hút inox

Ưu điểm

  • Không mùi: Khác với ống hút nhựa, ống hút inox không tạo mùi khó chịu. Nhờ đó, chúng ta có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị của nước uống.
  • Thân thiện với môi trường và con người: Nếu như ống hút nhựa khoảng 400 năm để phân hủy và các chất hóa học từ nhựa kém chất lượng cực kỳ độc hại với sức khỏe người tiêu dùng, thì ống hút inox lại an toàn, lành mạnh.
  • Độ bền cao
  • Tái sử dụng nhiều lần.

Nhược điểm

  • Cẩn thận khi sử dụng với nước nóng
  • Không được cắn ống hút Inox
  • Trẻ em không nên sử dụng vì mức độ nguy hiểm
  • Không sử dụng khi đi bộ hoặc chạy vì dễ gây thương tích
  • Giá thành cao, chỉ có thể áp dụng sử dụng cho cá nhân

Ưu, nhược điểm của ống hút tre

Ưu điểm

  • Tính an toàn, thân thiện với môi trường: Ống hút tre có nguồn gốc tự nhiên. Vì thế, nó không mất có nhiều thời gian để phân hủy hay tái chế. Điều này góp phần làm giảm lượng rác thải nhựa ra môi trường.
  • Ống hút tre gia công bằng phương pháp thủ công. Trong quá trình chế biến sản phẩm, chúng ta không sử dụng bất cứ chất hóa học nào. Vì thế, đảm bảo ống hút tre không gây hại cho sức khỏe.
  • Ống hút tre có thể tái sử dụng. Đây là một đặc điểm nổi bật, góp phần xây dựng môi trường trong lành. Đồng thời tiết kiệm chi phí cho người sử dụng
  • Bởi sản phẩm làm từ tre nứa tự nhiên. Vậy nên, khi sử dụng ống hút tre đồng nghĩa với việc thúc đẩy trồng trọt, tạo công ăn việc làm cho người lao động….

Nhược điểm

  • Cần sử dụng dụng cụ vệ sinh chuyên dụng để vệ sinh ống hút.
  • Ống hút tre có mức giá cao hơn các loại ống hút nhựa truyền thống…
  • Dễ bị nấm mốc nếu không bảo quản tốt

Hiện nay, ống hút tre là sự lựa chọn phổ biến nhất dành cho cá cá nhân cũng như các quán café, resort, homestay,…Để có được những sản phẩm chất lượng nhất, bạn cần tìm đến các công ty chuyên cung cấp có uy tín.

The Greenmart Vietnam là công ty chuyên cung cấp ống hút và các vật dụng từ tre số lượng lớn, giá cả hợp lý với nhiều chính sách ưu đãi, sẵn sang hỗ trợ bạn khi bạn có nhu cầu. Chúng tôi cam kết:

  • Sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, không sử dụng chất độc hại trong sản xuất
  • Hỗ trợ giá tốt cho mọi khách hàng
  • Khắc tên, logo laser lên ống hút nếu khách hàng có yêu cầu.

Để được tư vấn thêm, xin quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi qua:

Xem thêm: Tác hại của rác thải nhựa

Đăng bởi Để lại phản hồi

Quy trình sản xuất ống hút tre

ỐNG HÚT TRE BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƯỢC SẢN XUẤT NHƯ THẾ NÀO?

Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày có hơn 2.000 tấn rác nhựa được thải ra biển và đại dương tại Việt Nam. Dù chưa có con số thống kê cụ thể về từng loại rác nhưng có thể hình dung trong khối lượng rác thải nhựa khổng lồ này có không ít ống hút nhựa. Xem tác hại của rác thải nhựa

Chính vì thế, việc thay thế ống hút nhựa bằng các loại ống hút có nguồn gốc thiên nhiên, phân hủy được là giải pháp tối ưu. Một mặt hạn chế việc sử dụng ống hút nhựa gây ô nhiêm, mặc khác giúp phát triển thế mạnh địa phương, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất các loại ống hút thân thiện môi trường như ống hút cỏ, ống hút gạo, ống hút bã mía,….Trong đó, ống hút tre là một trong những sự lựa chọn hàng đầu, vậ ỐNG HÚT TRE được sản xuất với quy trình như thế nào?

Bước 1: Lựa chọn và thu hoạch tre

Điều quan trọng nhất ở bước đầu tiên này là lựa chọn những thân tre già, đủ tuổi, đủ độ cứng cáp, chọn lọc thật kỹ để không làm ảnh hưởng đến những thân tre non vì khai thác bền vững là yếu tố phải để tâm đến.

Bước 2: Phân loại  các thân tre theo kích thước

Lựa chọn các thân tre phù hợp với các kích thước ống hút thông dụng, sau đó mang đi phơi nắng cho thật khô và tập kết ở nơi thoáng mát để tránh mối mọt.

Bước 3: Cắt tre thành các đoạn nhỏ

Đo đạc và cắt khúc tre thành các đoạn kích thước phù hợp, phần lớn các ống hút tre hiện nay có chiều dài từ 15-20cm.

Bước 4: Chà phần vỏ tre

Sử dụng loại giấy nhám để chà mịn lớp vỏ ngoài của tre, Hạn chế chà mạnh và ăn sâu vào trong vì sẽ làm giảm khả năng chống thấm nước của tre.

Bước 5: Đánh bóng thân ống và mài nhẵn 2 đầu ống hút

Sử dụng máy mài để mài nhẵn 2 đầu và đánh bóng thân ống để đạt sự thẩm mỹ, tinh tế.

Bước 6: Luộc ống hút

Luộc trong nồi hơi có tác dụng khử khuẩn và loại bỏ các cặn bẩn trong ống, sau đó được mang đi sấy khô.

Bước 7: Vệ sinh phần ruột ống hút

Vệ sinh phần ruột bằng bơm cao áp giúp đánh bay những cặn bẩn, đăm tre còn sót lại.

Bước 8: Sấy ống hút

Sử dụng máy sấy để làm khô, diệt khuẩn giúp ống hút thành phẩm không bị mối mọt.

Bước 9: Tiến hành khắc theo yêu cầu khách hàng nếu có.

Bước 10: Kiểm tra chất lượng và đóng gói.

Hình ảnh: Báo Dân Việt, Internet.

Ống hút tre thân thiện môi trường trải qua quy trình nhiều bước để hoàn thiện để đảm bảo chất lượng, an toàn với sức khỏe người tiêu dung và đủ điều kiện để có thể tái sử dụng nhiều lần vói nhu cầu cá nhân.

Nếu được tái sử dụng đúng cách, mỗi cá nhân có thể dùng trong vòng 3-4 tháng thì thay mới. Mặc dù giá hiện còn cao hơn so với ống hút nhựa nhưng nếu so sánh về lợi ích mà ống hút tre mang lại thì hoàn toàn tối ưu hơn ống hút nhựa ( Giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe trước vô số hạt vi nhựa,…)

Liên hệ tư vấn:

Đăng bởi Để lại phản hồi

Tác hại và giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa

Mỗi năm, có đến 300 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường – nặng tương đương trọng lượng của toàn bộ dân số địa cầu – và hơn một nửa số đó là những sản phẩm nhựa dùng một lần. Sau khi đem lại tiện ích trong ít phút, những chiếc túi nilon, cốc nhựa, ống hút… sẽ bị vứt bỏ ra môi trường và phải mất từ 400 đến 1.000 năm mới có thể phân hủy. Vì vậy, nếu không có những biện pháp cấp bách kịp thời, sự tồn tại của chúng trong tự nhiên sẽ tác động nghiêm trọng tới môi trường cũng như sức khỏe con người.

Tính trung bình mỗi năm, người Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi nilon. Túi nilon hiện diện khắp nơi trong đời sống xã hội, từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến đồng bằng. Trung bình mỗi hộ gia đình tại Việt Nam sử dụng khoảng 1 kg túi nilon mỗi tháng. Hơn 80% số chúng đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần và đích đến cuối cùng phổ biến của chúng, không phải các cơ sở tái chế hay xử lý, mà là biển và đại dương, “góp phần” đáng kể vào hơn 8 triệu tấn nhựa mà dân cư toàn thế giới đổ ra đại dương mỗi năm!

Rác thải nylon đe dọa nghiêm trọng đến môi trường bởi rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên.

Rác thải nhựa, trong đó có túi nilon tấn công môi trường biển, không còn là mối đe dọa, mà đã thực sự gây ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe con người cùng các loài sinh vật khác. Tác hại nguy hiểm nhất của rác nhựa chính là tính chất rất khó phân hủy. Ngay cả khi được thu gom và chôn lấp lẫn vào đất, chúng vẫn tồn tại hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước và dinh dưỡng, ngăn cản oxy đi qua đất làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng, cản trở sự sinh trưởng và phát triển của các loài động thực vật…

Hàng triệu tấn chất thải nhựa sẽ tiếp tục tồn tại hàng thế kỷ dưới đại dương, gây tổn thương hệ san hô, làm biến đổi môi trường sống và trở thành một phần thức ăn đầu độc các loài sinh vật biển. Hiện nay, những “đại dương ngập rác” đã giết chết 1,5 triệu động vật mỗi năm và loài người vẫn chưa có giải pháp nào xử lý được. Chúng cũng làm tắc nghẽn hệ thống hạ tầng phục vụ dân sinh, gây độc hại cho môi trường. Khi bị đốt, chúng tạo ra khí thải có chứa dioxin và furan – những chất tồn tại lâu dài và kịch độc đối với sự sống.

Các mặt hàng khi bán thường được đựng trong núi nilon.

Với vô số hiểm họa tiềm tàng cũng như hiện hữu, nhưng hơn 9,1 tỷ tấn rác thải nhựa vẫn tồn tại và tích tụ trên hành tinh, đã và đang dẫn loài người tới thảm họa “ô nhiễm trắng”, từng bước hủy diệt sự sống.

“Nếu bạn không thể tái sử dụng chúng, hãy từ chối chúng!”. Ông Erik Solheim, người đứng đầu của cơ quan môi trường Liên hợp quốc, đã kêu gọi người dân trên toàn thế giới cùng hành động để giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa. 

Rõ ràng, tác hại của nhựa và túi nilon đến môi trường và sức khỏe con người là rất lớn. Tuy nhiên, đến nay, con người chưa thể dùng các loại vật liệu khác để thay thế hoàn toàn loại vật liệu này. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon và các sản phẩm bằng nhựa đã gắn với thói quen cố hữu của không ít người dân, được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi.

Những sản phẩm sản xuất thân thiện với môi trường.

Không thể thay thế, nhưng chúng ta có thể thay đổi. Các tổ chức môi trường quốc tế cũng như nhiều quốc gia đang kêu gọi người dân hạn chế việc sử dụng các sản phẩm từ nhựa và túi nilon. Trước hết bắt đầu từ việc giảm thiểu tiêu thụ các sản phẩm nhựa và túi nilon khó phân hủy, đặc biệt là các sản phẩm nhựa dùng một lần. Có thể sử dụng thay thế chúng bằng các loại túi khác thân thiện với môi trường như: túi giấy, túi vải sử dụng nhiều lần, túi nilon tự phân hủy, túi dệt từ sợi nilon sử dụng nhiều lần…

Tái sử dụng là biện pháp đang được rất nhiều cơ quan môi trường khuyến khích và khuyên người dân nên làm. Việc này sẽ hạn chế phần nào rác thải nhựa bị thải ra môi trường. Thay vì dùng một lần và vứt đi, người dân có thể sử dụng sản phẩm đó cho những mục đích khác, vừa tiết kiệm vừa thúc đẩy sáng tạo. Ví dụ, chai nhựa sau khi sử dụng xong có thể tái sử dụng để đựng nước, bột giặt, nước rửa bát, hoặc làm đồ trang trí như ống cắm bút, chậu hoa… Việc tái chế này hoàn toàn đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà.

Một em nhỏ bơi trong bể tràn ngập chai nhựa, một biểu tượng của chiến dịch nâng cao ý thức cộng đồng về tác hại của chất thải nhựa đối với đại dương, tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN

Cùng chung nỗ lực với các nước trên thế giới, Việt Nam đã và đang tích cực hành động mạnh mẽ. Về mặt luật pháp, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quan trọng như Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (năm 2015), Luật Bảo vệ môi trường (năm 2014), các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành và đặc biệt là Nghị định 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, là cơ sở pháp lý quan trọng nhất liên quan đến hoạt động quản lý, xử lý rác thải nhựa nói chung và trên biển nói riêng.

Đặc biệt, Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt mục tiêu “Ngăn ngừa, kiểm soát và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển; tiên phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa đại dương”.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 tại Quyết định 1746/QĐ-TTg ngày 4/12/2019 với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ để quản lý, hạn chế, giảm thiểu, xử lý rác thải nhựa đại dương.

Hiện tại, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tập trung chỉ đạo thực hiện Đề án xây dựng Trung tâm quốc tế về rác thải nhựa đại dương; xây dựng Đề án “Tăng cường quản lý rác thải nhựa ở Việt Nam” để tăng cường năng lực quản lý chất thải nhựa; rà soát để đề xuất việc hoàn thiện các quy định, chính sách hiện hành nhằm hạn chế các sản phẩm nhựa sử dụng một lần; khuyến khích, hỗ trợ phát triển, sử dụng các sản phẩm thay thế, thân thiện với môi trường; phân loại rác tại nguồn; thu hút đầu tư, ứng dụng phát triển công nghệ tiên tiến, tái sử dụng, tái chế rác thải, rác thải nhựa; hạn chế và tiến tới chấm dứt việc nhập khẩu, sản xuất các loại túi nilon khó phân hủy. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, nhất là các địa phương có biển để triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường biển.

Mô hình “Đổi rác thải nhựa lấy gạo” ở xã đảo Tiên Hải, thành phố Hà Tiên (Kiên Giang). Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN

Các bộ, ngành, địa phương đã hiện thức hóa chủ trương, chính sách bằng nhiều chương trình, dự án giảm rác thải nhựa trên cả nước, hướng đến mục tiêu chung: toàn cầu không có rác thải nhựa trong thiên nhiên vào năm 2030. Tháng 6/2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát động phong trào “Chống rác thải nhựa” trong toàn dân. Từ đó, hàng loạt địa phương, đơn vị đã ban hành và triển khai hàng loạt chương trình hành động giảm thiểu, nói “không” với rác thải nhựa…

Chỉ sau 1 năm phát động phong trào chống rác thải nhựa trên phạm vi toàn quốc, những hành động nhỏ khắp nơi đã góp phần thay đổi thói quen, nâng cao nhận thức từ học sinh, người dân đến doanh nghiệp. 

Dễ nhìn thấy nhất là tại các nhà hàng ăn uống, cửa hàng thời trang, nông sản… ở khắp nơi trên cả nước. Danh sách các cửa hàng xanh chia sẻ cam kết với môi trường ngày càng được nối dài với việc sử dụng các sản phẩm hữu cơ, dễ phân hủy hoặc sử dụng nhiều lần. Đặc biệt, nhiều cửa hàng giải khát đã dùng chai thủy tinh thay cốc nhựa, ống hút sản xuất từ mía, cỏ, giấy, inox, sử dụng cốc giấy cho sản phẩm mang đi…

Trong các trường học, bước đầu tạo thành ý thức cho mỗi học sinh nhờ việc không còn bắt buộc phải dùng giấy nilon bọc sách, vở. Học sinh đã biết đến tác hại của chất thải nhựa, tự rèn ý thức gọn gàng, giữ gìn sách, vở, đồ dùng học tập. Phong trào vận động các cơ sở đoàn, trường học và người dân thu gom các loại phế liệu tái chế được như vỏ lon, chai nhựa, thùng giấy… để đổi cây xanh hoặc cây trang trí được nhiều nơi thực hiện. 

Ra đến chợ, nhiều người thay đổi khi dùng làn, túi vải để giảm thiểu phải sử dụng túi nilon dùng một lần. Bà Trần Thị Thuyên (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Những người có tuổi như tôi cùng rủ nhau mang làn đi chợ, vừa đựng được nhiều đồ, vừa bớt được lượng túi nilon, giảm ô nhiễm môi trường. Tới đây, tôi được biết nếu xả rác thải nhiều sẽ phải trả nhiều tiền. Như thế, mình tiết kiệm dần là vừa”. 

Phụ nữ nhiều nơi thực hiện các sáng kiến, hành động phù hợp với điều kiện thực tế như phụ nữ Bến Tre vận động tiểu thương ở chợ cam kết hạn chế sử dụng túi nilon truyền thống và thay thế bằng túi nilon tự hủy sinh học. Phụ nữ Quảng Ninh hạn chế sử dụng rác thải nhựa dùng một lần, phân loại rác, tái chế, thu gom chai nhựa, túi nylon đã qua sử dụng để làm vật liệu xây dựng, ghế, bồn hoa sinh thái, túi xách, lẵng hoa, đồ chơi. Phụ nữ thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh) đã tái chế được 2.500 thùng đựng rác sinh hoạt hợp vệ sinh từ những thùng xốp, thùng sơn cũ. 

Nhiều bộ, ngành, địa phương đã “nói không với rác thải nhựa” bằng việc sử dụng bình nước kim loại thay thế cho chai nước nhựa tại hội nghị, hội thảo. Các địa phương đã chủ động, sáng tạo để thúc đẩy phong trào bảo vệ môi trường trên địa bàn với những mô hình “Ngày Chủ nhật xanh”, “Nói không với túi nilon và sản phẩm nhựa sử dụng một lần”, “Hãy cho cá xin rác thải nhựa”, “Thử thách dọn rác”, “Thử thách thay đổi”… lan truyền mạnh mẽ mang những giá trị, thông điệp thiết thực về bảo vệ, cải thiện, làm sạch môi trường. 

Thu Hạnh – Minh Nguyệt – Kỳ Thư (tổng hợp)
Ảnh: TTXVN
Trình bày: Quốc Bình

Đăng bởi Để lại phản hồi

Anh Chàng Chuyên Kinh Doanh Các Sản Phẩm Thân Thiện Môi Trường

Nguyễn Hoàng An Khương (Năm cuối, khoa Hàn Quốc học, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM) hiện đang điều hành công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường do mình sáng lập.

Đến với kinh doanh từ hoạt động thiện nguyện

An Khương hiện cũng là Chủ nhiệm CLB Tình nguyện Heart To Heart. Khương cho biết, CLB Tình nguyện Heart To Heart (thuộc khoa Hàn Quốc học), được thành lập từ năm 2013 và đến nay có hơn 40 thành viên. Trong những năm qua, câu lạc bộ  đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động thiện nguyện hướng đến các đối tượng như nhà già neo đơn, trẻ em, người lang thang cơ nhỡ, các hộ nghèo, gia đình chính sách, Mẹ Việt Nam Anh hùng…

Những những năm gần đây, câu lạc bộ mở rộng tuyến hoạt động về môi trường, xây dựng Nông thôn mới. Tính đến nay, câu lạc bộ đã sửa chữa được 1 tuyến đường giao thông nông thôn, 3 hệ thống đèn đường tại Huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long cùng hơn 40 hoạt động khác, với tổng kinh phí hơn 400 triệu đồng.An Khương (trái) điều hành CLB Tình nguyện Heart To Heart.

Từ khi hoạt động tại câu lạc bộ tình nguyện, Khương đã có nhiều cơ hội tiếp cận các vấn đề về môi trường cũng như nhận thấy rõ các tác hại của rác thải nhựa đến môi trường tự nhiên. Vì lý do này, Khương bắt đầu tìm hiểu đến các vật liệu, các sản phẩm có thể thay thế nhựa. Cùng với niềm đam mê kinh doanh từ nhỏ, Khương đã tìm đến các cơ sở sản xuất ống hút tre để tìm mua và bán lại. Công việc này tiếp tục phát triển và Khương dần hình thành được thương hiệu. Khương đã thành lập công ty TNHH The Greenmart VietNam chuyên cung cấp các sản phẩm thân thiện với môi trường như ống hút tre, ống hút cỏ bàng, bàn chải tre, cốc tre…Khương trong ngày ra mắt công ty do mình sáng lập.

Anh chàng chuyên kinh doanh các sản phẩn thân thiện môi trường ảnh 2

 Kiên định mục tiêu kinh doanh “sản phẩm sống xanh”

Khương theo học khoa Hàn Quốc học nên từ cuối năm thứ ba, anh đã tìm công việc part-time liên quan đến chuyên ngành mình học và may mắn Khương được nhận làm việc tại một Trung tâm Tư vấn du học Hàn Quốc. “Tại đây, mình được phân công phụ trách mảng marketing. Công việc này giúp mình học được nhiều thứ, chủ động tìm tòi học hỏi nhiều hơn và nó cũng giúp mình vận dụng cho việc marketing của công ty riêng ở thời điểm hiện tại”, Khương bộc bạch.

Cũng như nhiều sinh viên khác khi thử sức kinh doanh, Khương cũng phải đối mặt với vấn đề tài chính và pháp lý. Làm sao để công ty duy trì hoạt động là một bài toán rất khó với một sinh viên khối ngành ngôn ngữ như Khương, nhưng nhờ sự hỗ trợ một phần từ phía gia đình, đến nay mọi thứ đang đi vào ổn định.

“Vấn đề vận hành cũng là một khó khăn lớn đối với mình, điều này buộc mình phải tự tìm hiểu cũng như tìm đến những anh chị có chuyên môn để nhờ tư vấn sâu hơn. Mình luôn tin rằng mọi khó khăn đều có cách giải quyết và người có thể giúp mình tháo gỡ khó khăn đó không ai khác là chính bản thân.

Vì thế, mình luôn cố gắng tự giải quyết các vấn đề. Trên thực tế, khi quản lý công ty, mình luôn dự tính trước mọi tình huống có thể xảy ra để giảm đến mức thấp nhất các rủi ro”, Khương bày tỏ.Các hoạt động thiện nguyện giúp Khương có thêm kinh nghiệm trong việc điều hành công ty hiện tại.

Do công ty cũng mới được thành lập nên doanh thu chỉ ở mức khá, ở giai đoạn đầu này, toàn bộ lợi nhuận sẽ được Khương tiếp tục đẩy mạnh vào mảng tiếp thị sản phẩm và xây dựng hình ảnh thương hiệu. “Hiện tại, sản phẩm thu hút được sự quan tâm của hầu hết khách hàng là ống hút tre, ống hút cỏ bàng và túi lá sen khô… bởi đây là các sản phẩm vừa độc đáo, vừa giúp thay thế các sản phẩm nhựa dùng một lần.

Mỗi sản phẩm sẽ có tập đối tượng khách hàng khác nhau nhưng đa phần hướng đến người trẻ – đây là những đối tượng sẵn sàng và tiên phong tiếp cận đến lối sống xanh trong tương lai”, Khương chia sẻ.Trong bốn năm trên giảng đường, Khương tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện.

Anh chàng chuyên kinh doanh các sản phẩn thân thiện môi trường ảnh 5

 Vừa kinh doanh, vừa điều hành câu lạc bộ, với Khương, đây lại là một lợi thế. Khương cho biết: “Về bản thân, những kinh nghiệm về quản lý như quản lý nguồn nhân lực, quản lý tài chính rút ra khi hoạt động trong câu lạc bộ là nền tảng giúp mình điều hành công ty một cách có kế hoạch hơn.

Ngoài ra, trong các chương trình về môi trường mà câu lạc bộ tổ chức, công ty của mình cũng sẽ là nhà tài trợ các “sản phẩm xanh”, điều này không những tạo nên thành công cho chương trình mà còn mang các sản phẩm thân thiện môi trường tiếp cận nhiều hơn đến các bạn sinh viên.

Có thể nói, vừa kinh doanh, vừa điều hành câu lạc bộ mang đến lợi ích kép cho cả công ty và câu lạc bộ”. Khương cảm thấy bản thân may mắn khi tìm thấy cơ hội kinh doanh từ chính các hoạt động tình nguyện.

Anh chàng chuyên kinh doanh các sản phẩn thân thiện môi trường ảnh 4

Tương lai, Khương sẽ tiếp tục mở rộng thị trường và đa dạng hóa các sản phẩm của mình. Đồng thời, phấn đấu đến năm 2025 sẽ phát triển công ty theo mô hình siêu thị xanh.

Theo Hà Chi – Báo Tiền Phong