Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Nga,…là những quốc gia đi đầu trong việc bảo vệ môi trường. Tại đây, những mô hình tái chế rác thải nhựa đã được phát minh và ứng dụng thành công. Thành tựu này được nhiều chuyên gia môi trường quốc tế đánh giá là đáng học hỏi và nên áp dụng để đẩy lùi nạn rác thải nhựa và bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
Nhật Bản biến rác thải thành gạch lát đường – Mô hình tái chế rác thải
Nhật Bản đã nhập các thùng nhựa đựng rác tái chế về nhà máy để xử lý. Sau đó, công nhân sẽ phân loại rác và tái chế thành sản phẩm có ích. Chai lọ qua xử lý sẽ biến thành mảnh thủy tinh và dùng làm vật liệu lát đường hoặc tái chế thành chai thủy tinh mới. Ngoài ra, dây chuyền xử lý rác kim loại có công suất nén lên đến 1.400 hộp cùng lúc, tạo ra nguyên liệu đóng hộp, vật liệu xây dựng, thậm chí được tái chế làm chai mới, sợi hoặc văn phòng phẩm.
Nước Nga áp dụng công nghệ biến rác thải nhựa thành xăng dầu
Các nhà khoa học nước Nga đã ứng dụng công nghệ nhiệt phân trong môi trường yếm khí để tiến hành tái chế rác thải nhựa. Khi vật liệu tái chế được đốt nóng đến nhiệt độ nhất định, các liên kết bị phá vỡ và chuyển sang dạng khí. Lúc này, khí thải tiếp tục được ngưng tụ thành chất lỏng xăng dầu. Đây được xem là công nghệ thân thiện với môi trường sống.
Hà Lan xây dựng công viên tái chế rác thải nhựa tại Rotterdam
Công viên tái chế được làm hoàn toàn bằng nhựa và rác thải trôi nổi trên sông. Số nhựa tái chế được tạo hình thành ô tròn lục giác để tái hiện khung cảnh sông Maas ở Rotterdam trước khi dòng sông này bị con người làm thay đổi cảnh vật.
Những nền nổi này được thiết kế để giảm sự ô nhiễm từ rác thải nhựa. Đồng thời, chúng được tạo ra để làm môi trường sống cho các sinh vật. Thực vật phát triển đồng thời cả trên và dưới bề mặt sông. Chúng cung cấp nguồn thức ăn duy trì sinh vật biển và khuyến khích cá đẻ trứng.
Áo phát minh mô hình tái chế rác thải nhựa PET bằng công nghệ sinh học
Một công ty tại Áo đã sử dụng enzyme từ một loại nấm để tái chế nhựa PET. Enzyme từ nấm sẽ làm PET phân hủy thành phân tử. Sau đó, các phân tử này trải qua quy trình tái chế nghiêm ngặt. Chúng sẽ chuyển thành loại nhựa chất lượng cao. Nhờ việc phát hiện ra các enzyme “ăn nhựa”, các nhà quản lý đã có thêm cách tái chế nhựa PET. Thay vì cách đốt và nghiền nhỏ rác thải gây hại môi trường như trước.
Na Uy triển khai thành công mô hình thu gom chai nhựa độc đáo
Na Uy được xem là quốc gia đi đầu trong việc xử lý rác thải nhựa. Một trong những bí quyết được họ áp dụng là mô hình “mượn chai nước”. Theo đó, mỗi khi mua một chai nước bằng nhựa, người tiêu dùng sẽ trả thêm một khoản phí từ 13 – 30 cent (3.000 – 7.000 đồng). Khi uống nước xong, người tiêu dùng sẽ được hoàn tiền khi trả chai nước tại những chiếc máy tự động đặt quanh thành phố. Điểm nổi bật là chỉ cần scan mã vạch trên chai, tiền sẽ tự động vào tài khoản. Ngoài ra, các cửa hàng tiện lợi có chương trình tặng tiền và điểm thưởng khi khách hàng trả lại chai nhựa. Điều này dùng để khuyến khích người dân bảo vệ môi trường.